30 năm ngày mất huyền thoại Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Định (26/8/1992 - 26/8/2022):

Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn

BÀI VÀ ẢNH: THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 30 năm ngày mất của bà Nguyễn Thị Định- Nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, sáng ngày 25/8, Hội LHPN thành phố Hà Nội đã tổ chức khánh thành bàn giao công trình Khu trưng bày hình ảnh về sự nghiệp, thân thế bà Nguyễn Thị Định, nằm trong khuôn viên khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

Tham dự buổi bàn giao công trình có bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Ủy viên BCH Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội; ông Đoàn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phúc Thọ; lãnh đạo xã Hát Môn, Ban quản lý khu di tích và bà con nhân dân xã Hát Môn, huyện Hát Môn.

Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 1

Lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội trao kinh phí 50 triệu đồng cho đại diện Ban Quản lý đền Hát Môn để tu bổ Khu Di tích Quốc gia đặc biệt.

Phát biểu tại buổi bàn giao công trình, bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: Thực hiện chương trình công tác Hội năm 2022, thiết thực tri ân ghi nhớ công lao to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định (Cô Ba Định) đã hy sinh cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ; Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã xây dựng kế hoạch triển khai công trình trưng bày hình ảnh tưởng niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định tại khuôn viên Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ.

Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 2
Bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại buổi bàn giao công trình.

Công trình do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện việc trưng bày gồm những tư liệu ảnh quý kể về cuộc đời và sự nghiệp của vị Nữ tướng tài ba, xuất chúng trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Với tình cảm và tấm lòng thành kính, biết ơn bà Nguyễn Thị Định, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, công trình Khu trưng bày tư liệu về bà Nguyễn Thị Định đã được Hội LHPN Hà Nội hoàn thành, kêu gọi sự ủng hộ từ các tập thể, cá nhân chị em phụ nữ Thành Hội và Hội LHPN các quận, huyện trên địa bàn. Tổng số kinh phí ủng hộ là 168 triệu đồng, trong đó kinh phí thực hiện Khu trưng bày, tưởng niệm Cô Ba Định là hơn 100 triệu đồng. Số tiền còn lại, tại buổi bàn giao, Hội LHPN Hà Nội đã gửi tặng Ban Quản lý để ủng hộ việc tu bổ Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn. 

Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 3
Đoàn làm lễ dâng hương kỷ niệm 30 năm ngày mất Cô Ba Định
Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 4
Bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội dâng hương tại khu tưởng niệm Cô Ba Định.

Việc hoàn thành đưa công trình vào sử dụng sẽ góp phần giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hà Nội nói riêng. Đồng thời giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. Hy vọng công trình hoàn thành sẽ tạo điểm nhấn và là địa chỉ cho cán bộ, hội viên phụ nữ, người dân Thủ đô và khách du lịch các tỉnh/thành trong và ngoài nước tới thăm quan, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử của đất nước. 

Sau chương trình bàn giao, đại diện Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã thuyết minh về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của Cô Ba Định tới các đại biểu tham dự.

Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 5
Đại diện Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thông tin về thân thế, sự nghiệp của vị Nữ tướng Nguyễn Thị Định (tức Cô Ba Định) sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre; tham gia cách mạng khi vừa tròn 16 tuổi.
Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 6
Năm 1995, Cô Ba Định đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 7
Sinh thời, Nữ tướng Nguyễn Thị Định đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tên tuổi của bà còn gắn liền với sự ra đời của “Đội quân tóc dài” huyền thoại
Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 8
Cô Ba Định là một trong những người lãnh đạo, chỉ huy phong trào Đồng khởi ở Bến Tre năm 1960 thắng lợi vẻ vang, mở đầu cho phong trào Đồng Khởi toàn Miền Nam.
Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 9
Khu trưng bày hình ảnh Nữ tướng Nguyễn Thị Định sẽ là địa chỉ để cán bộ hội viên phụ nữ và nhân dân trong và ngoài Thủ đô tới tham quan giáo dục truyền thống trong thời gian tới 
Hội LHPN Hà Nội bàn giao Khu trưng bày hình ảnh bà Nguyễn Thị Định tại đền Hát Môn  - ảnh 10
Cán bộ Hội tham quan khu trưng bày

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.