Hội LHPN Việt Nam: Tổng kết Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021-2025

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XIII, diễn ra tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", giai đoạn 2021 - 2026, biểu dương khen thưởng 30 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình.

Năm 2018, nhân dịp kỷ niệm các sự kiện, ngày lễ lớn (70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, 60 năm Ngày truyền thống BĐBP, 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân, hướng tới 90 năm thành lập Hội...), TƯ Hội LHPN Việt Nam và Bộ BĐBP phối hợp phát động Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018 - 2020 tại 110 xã đặc biệt khó khăn/26 tỉnh biên giới.

Tiếp nối thành công của giai đoạn 1, ngày 26/12/2020, tại TP Thanh Hoá, 2 ngành tiếp tục mở rộng ký kết thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 tại 100 xã đặc biệt khó khăn của 30 tỉnh biên giới, hải đảo.

Hội LHPN Việt Nam: Tổng kết Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021-2025  - ảnh 1
Ủy viên BCH TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến và Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao Bằng khen cho các tập thể. Dịp này Hội LHPN Hà Nội vinh dự là 1 trong 30 tập thể nhận khen thưởng

Nhiều kết quả nổi bật

Sau 5 năm triển khai, Chương trình đã đạt được những kết quả: Đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường ứng dụng công nghệ. Kết quả: 10.930 cuộc truyền thông, 1,4 triệu lượt người; 100% cơ sở Hội đạt chỉ tiêu “hàng năm, mỗi cơ sở Hội tổ chức ít nhất 02 hoạt động truyền thông”. Tác động: phụ nữ được nâng cao trình độ, nhận thức mọi mặt; cán bộ, chiến sĩ, hội viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, biển, đảo.

Bên cạnh đó, vận động hội viên, phụ nữ tích cực tham gia các tổ, nhóm tương trợ, mạnh dạn khởi nghiệp, tích cực tham gia các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”. Đầu tư củng cố, xây dựng các mô hình sinh kế dựa trên thế mạnh địa phương gắn với phương châm “hỗ trợ có điều kiện”, “phát huy nội lực” của phụ nữ. Kết quả: 1.022 mô hình sinh kế (trong đó hỗ trợ 34.146 con giống, 51.070 cây giống); hỗ trợ 19.154 lượt chị vay vốn;  670 lớp, khoá dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hơn 21,9 ngàn lượt chị. 100% Hội LHPN xã biên giới duy trì, nâng chất lượng các tổ, nhóm, mô hình sinh kế giúp hội viên, phụ nữ tăng thu nhập, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, tăng hiệu quả của các hoạt động giảm nghèo trong các Chương trình MTQG triển khai trên địa bàn.

Ngoài ra, đa dạng hoá các mô hình thu hút, tập hợp phụ nữ: 2.155 mô hình văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tạo ra sinh khí mới, nâng cao chất lượng hoạt động Hội. Rà soát, xây dựng kế hoạch, giải pháp và phân công cán bộ chi, tổ Hội, hội viên nòng cốt tiêu biểu giúp đỡ 23.348 gia đình phụ nữ đạt tiêu chí “5 không 3 sạch”, trong đó có nhiều hộ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều (tiêu biểu: Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lắk...) . Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ hoạt động Hội cơ sở: hỗ trợ 59 tủ sách cộng đồng, tủ sách biên cương, 107 bộ máy tính/máy in, máy tính bảng…

Hỗ trợ xây dựng Mái ấm tình thương, các công trình dân sinh, tổ chức hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng, khám chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho các phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới thuộc Chương trình. Kết quả: trao tặng 1.390 công trình dân sinh (làm đường, nhà văn hoá, công trình thắp sáng, công trình nước sạch...), 834 Mái ấm tình thương/Mái ấm biên cương; trao tặng trên 186,4 ngàn suất quà, 12,2 ngàn suất học bổng cho phụ nữ và học sinh nghèo học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp tổ chức khám chữa bệnh cho gần 130 ngàn lượt người... góp phần động viên, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, trẻ em và đồng bào DTTS khu vực biên giới; góp phần thiết thực đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở khu vực biên giới.

Các mô hình đặc thù phát huy vai trò của phụ nữ trong tham gia bảo vệ an ninh biên giới (“Phụ nữ hướng về biên giới”, “Phụ nữ chung tay cùng BĐBP bảo vệ an ninh biên giới gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường”, “Phụ nữ với chiến sĩ quân hàm xanh”, “Tổ phụ nữ tham gia phòng, chống vượt biên, xâm nhập trái phép”, “Điểm sáng biên giới” “Luỹ tre biên giới”tại Cao Bằng, Hà Tĩnh, Kon Tum, Gia Lai, Bình Phước, Đồng Tháp…).

Hội phụ nữ 24 tỉnh biên giới ký kết hợp tác với đối tác phụ nữ cùng cấp của Campuchia, Lào, Trung Quốc; kết nghĩa 207 cụm cư dân hai bên biên giới, tổ chức giao lưu, kết nghĩa, trao đổi đoàn, tham quan học tập kinh nghiệm, hợp tác tuyên truyền, thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ, trẻ em nghèo… qua đó tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trong tình hình mới.

Kết quả, trong 5 năm, tổng nguồn lực các đợn vị đồng hành huy động để thực hiện Chương trình đạt hơn 294 tỷ đồng (nổi bật: tại Tây Ninh, Đồng Tháp, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Bình Phước, Sơn La, Điện Biên, Quảng Bình...) giúp hầu hết địa phương đạt và vượt 7/7 chỉ tiêu của giai đoạn về công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình, hoạt động nâng cao đời sống tinh thần, hỗ trợ sinh kế, an sinh xã hội; củng cố, xây dựng tổ chức Hội, phát triển hội viên, hỗ trợ trang thiết bị, nâng cao năng lực cho cán bộ Hội phụ nữ cơ sở.

Có 28/100 xã ĐBKK trong Chương trình giai đoạn 2 về được đích Nông thôn mới; đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, phụ nữ nâng lên. Các chi, tổ Hội phụ nữ hoạt động hiệu quả, an ninh, trật tự trên địa bàn được bảo đảm. Cán bộ Hội cơ sở vùng biên giới được nâng cao năng lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.

Mặc dù Chương trình chú trọng hỗ trợ củng cố, xây dựng tổ chức Hội, đồng hành, hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ Hội cơ sở vùng biên; Tuy nhiên, có lúc, có nơi chưa thường xuyên liên tục, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn...

Hội LHPN Việt Nam: Tổng kết Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021-2025  - ảnh 2
Các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam trao khen thưởng cho các cá nhân 

Trong thời gian tới, nhằm phát huy kết quả đạt được và khắc phục những khó khăn, hạn chế trong bối cảnh sắp xếp bộ máy toàn hệ thống chính trị và chuyển đổi số, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, định hướng một số ưu tiên: 

Tiếp tục nghiên cứu, triển khai hoạt động ký kết phối hợp với ngành chức năng trong triển khai các hoạt động đồng hành cùng phụ biên cương phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia trong giai đoạn mới (2025-2030) với sự điều chỉnh, bổ sung về đối tượng, địa bàn, nội dung, phương thức phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.

Chỉ đạo các đơn vị đồng hành tiếp tục vận động nguồn lực xã hội hoá, kết hợp nguồn lực từ các chương trình, dự án, đặc biệt là các Chương trình MTQG đang triển khai trên cùng địa bàn (như Dự án 8, Dự án 3 “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” trong Chương trình MTQG DTTS), Đề án 01 về hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý… 2022 - 2030; Tăng cường đỡ đầu, kết nghĩa giữa Hội LHPN các cấp với Đồn biên phòng, mở rộng phạm vi địa bàn tới các xã biên giới đất liền, biên giới biển, hải đảo còn nhiều khó khăn.

Tiếp tục chỉ đạo đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền, chú trọng truyền thông trên nền tảng số. Ưu tiên tuyên truyền “mưa dầm thấm lâu”, “cầm tay chỉ việc”, sử dụng điển hình tại cộng đồng, làm mẫu; Chú trọng ứng dụng CNTT, trí tuệ nhân tạo trong công tác tuyên truyền, vận động phù hợp với đặc thù đối tượng, vùng miền, ngôn ngữ vùng DTTS miền núi, biên giới.

Tiếp tục củng cố, xây dựng tổ chức Hội vùng biên vững mạnh kết hợp đầu tư nâng cao năng lực cho cán bộ Hội cơ sở; chú trọng nhân rộng mô hình sinh kế bền vững “phù hợp và có điều kiện” gắn với khơi dậy tinh thần tự lực của chị em. Củng cố, nhân rộng các mô hình tập hợp, thu hút hội viên qua các tổ, nhóm, CLB văn hoá, thể dục, thể thao gắn với phát huy các giá trị tốt đẹp của các dân tộc góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội phụ nữ XIII.

Tại hội nghị, Hội LHPN Việt Nam trao Bằng khen biểu dương khen thưởng 30 tập thể và 10 cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" giai đoạn 2021- 2026.

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, đồng thời khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng. Trong suốt hành trình ấy, báo chí Thủ đô Hà Nội đã khẳng định vị trí tiên phong, bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò “ngòi bút sắc bén” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.
Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

(PNTĐ) - Trả lời chất vấn của đại biểu về việc bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết của Đảng và Nhà nước. Bộ Tài chính đang chuẩn bị đồng bộ các điều kiện pháp lý và công nghệ để hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thuận lợi, giảm thiểu gánh nặng về chi phí và thủ tục hành chính.
Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, nơi khát vọng vươn cao, hội nhập và thịnh vượng trở thành mục tiêu xuyên suốt. Xuyên suốt hành trình ấy, vai trò tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, văn hóa không chỉ được khẳng định mà còn trở nên cấp thiết với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao hơn. Báo chí không chỉ đơn thuần là công cụ phản ánh hiện thực, mà phải thực sự là lực lượng xung kích, đi trước một bước, chủ động định hướng, dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

(PNTĐ) - Sáng 19/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn 5 vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bao gồm các giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thu hút FDI, cơ chế chính sách thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế...