Hơn 100 gian hàng đặc sản vùng miền giới thiệu tại Mỹ Đức

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 24/3, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức tổ chức chương trình “Hội chợ Xúc tiến thương mại - Du lịch 2023 tại huyện Mỹ Đức”.

Hơn 100 gian hàng đặc sản vùng miền giới thiệu tại Mỹ Đức - ảnh 1
Các đại biểu cắt băng khai mạc hội chợ

Với quy mô 100 gian hàng, hội chợ đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp trong cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố như: Lào Cai, Cao Bằng, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Lâm Đồng…tham gia. Qua đó, giới thiệu, quảng bá đặc sản vùng miền của các tỉnh, thành phố như: Nông sản, thực phẩm, đồ uống, nước mắm, trà, rau củ, hoa quả tươi, hoa quả sấy khô, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP…

Hơn 100 gian hàng đặc sản vùng miền giới thiệu tại Mỹ Đức - ảnh 2
Các đại biểu tham quan các gian hàng tại hội chợ

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Văn Trang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, Mỹ Đức là huyện ở phía Tây Nam của thành phố, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 50km; huyện có cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di tích phong phú, đa dạng; được thành phố quy hoạch là vành đai xanh... là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng sản xuất nông nghiệp, du lịch và giao lưu thương mại - dịch vụ; trong đó nhóm ngành thương mại, du lịch - dịch vụ chuyển dịch theo hướng tích cực, có cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển thương mại, dịch vụ, ngành du lịch luôn được quan tâm xây dựng và là ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế chung của huyện.

Hơn 100 gian hàng đặc sản vùng miền giới thiệu tại Mỹ Đức - ảnh 3
Gian hàng giới thiệu và bán đặc sản của xã Hương Sơn, Mỹ Đức

Trên địa bàn huyện có 40 sản phẩm OCOP được thành phố chứng nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức; có 6 làng nghề được Thành phố công nhận,… Ngoài ra, còn có các sản phẩm đặc trưng như: Rau sắng chùa Hương, Mơ Hương Tích, rượu mơ Hương Tích, bánh củ mài...

Bên lề hội chợ sẽ có các hoạt động trưng bày quảng bá, giới thiệu, giao thương, kết nối doanh nghiệp. Tại đây, các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức quảng bá, giới thiệu bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng Thủ đô và du khách; tổ chức trình diễn, giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt, doanh nghiệp sản xuất còn giao thương, kết nối các đơn vị phân phối, từ đó quảng bá giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng mối liên kết tiêu thụ hàng hóa.

Theo ông Bùi Duy Quang, Phó Giám đốc Trung tâm HPA, hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ đang được nhiều người dân quan tâm, các sản phẩm bày bán tại hội chợ đã được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa. Người tiêu dùng khi đến với hội chợ không chỉ tiếp cận với hàng hóa, đặc sản vùng miền chất lượng cao mà còn được trải nghiệm các dịch vụ du lịch tiêu biểu của Lễ hội Chùa Hương.

Chương trình tổ chức với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn TP. Hà Nội, các đơn vị của một số tỉnh, thành phố và khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Hơn 100 gian hàng đặc sản vùng miền giới thiệu tại Mỹ Đức - ảnh 4
Các đại biểu tham quan gian hàng tại hội chợ

Bên cạnh đó, Hội chợ đã phản ánh nỗ lực của HPA nhằm quảng bá giá trị, hình ảnh văn hóa lịch sử của di tích thắng cảnh Hương Sơn và Lễ Hội Chùa Hương tới du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời thúc đẩy hoạt động xúc tiến giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương, quảng bá điểm đến du lịch tới người dân và du khách.

Hơn 100 gian hàng đặc sản vùng miền giới thiệu tại Mỹ Đức - ảnh 5
Hội LHPN xã Hương Sơn có gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc sản của địa phương

Đây là hoạt động xúc tiến có ý nghĩa trong việc tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác kết nối giữa các địa phương; kích cầu tiêu dùng trong khuôn khổ hoạt động của Lễ hội Chùa Hương, kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, phục vụ nhu cầu mua sắm, trải nghiệm của người dân Thủ đô và du khách.

Hội chợ diễn ra đến hết ngày 26/3.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Hội LHPN Hà Nội với Hội LHPN Viêng Chăn, CHDCND Lào giai đoạn 2022- 2025, chiều ngày 12/5, trong chương trình Đoàn công tác Hội LHPN Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội LHPN Hà Nội.
Nghiêm cấm hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là phù hợp

Nghiêm cấm hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là phù hợp

(PNTĐ) - Chiều 12/5, thảo luận tại tổ, các đại biểu đoàn Hà Nội nhất trí cao với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Về Dự thảo Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu đồng tình việc nghiêm cấm hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là phù hợp.