Huyện Đan Phượng sẵn sàng ứng phó với lũ báo động 2 trên sông Hồng

PV
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 11/9, mực nước sông Hồng tại trạm bơm Đan Hoài trên địa bàn huyện Đan Phượng là +12,0m, vượt mức báo động 2. Toàn huyện đã sẵn sàng các phương án ứng phó.

Ngay từ sáng sớm ngày 11/9, huyện Đan Phượng đã tổ chức di dời 66 hộ dân với khoảng 261 nhân khẩu tới nơi an toàn, ngoài ra huyện cũng thực hiện di chuyển gần 2.000 con lợn, hơn 8.700 con gia cầm, 41 con trâu bò theo phương án được duyệt. 

Huyện Đan Phượng sẵn sàng ứng phó với lũ báo động 2 trên sông Hồng - ảnh 1
Huyện Đan Phượng thực hiện các phương án di dời gia súc, gia cầm nhằm tránh thiệt hại do lũ lên cao

 

Trước tình hình mực nước sông Hồng dâng cao, tối 10/9, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức đã chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã ven sông Hồng thực hiện ngay việc di chuyển người dân và tài sản theo đúng phương án đã được phê duyệt.

Theo đó, tình huống báo động lũ số 2 tại xã Trung Châu, thực hiện di chuyển toàn bộ 583 hộ dân (3.160 nhân khẩu) thôn 3, 4, 5 và tài sản người dân vào nhà người thân tại thôn 1, 2, 4, 5 trong đê. Đồng thời tổ chức trực ban, chuẩn bị vật tư, lực lượng, sẵn sàng theo các phương án hộ đê toàn tuyến đã được phê duyệt.

Tại xã Thọ An, trong tình huống báo động lũ số 2, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân không cho dân sản xuất ngoài bãi sông, chuẩn bị di dời các hộ dân và tài sản cụm 12 vào vùng đồng khi có báo động lũ số 3. Di chuyển 80 hộ đến nhà người thân với 500 nhân khẩu; 32 hộ với 75 nhân khẩu đến nhà văn hóa cụm 2; chuyển 300 con lợn của 7 hộ dân.

Huyện Đan Phượng sẵn sàng ứng phó với lũ báo động 2 trên sông Hồng - ảnh 2
Người dân chuẩn bị những bao cát ngăn lũ

 

Triển khai tình huống báo động lũ số 2, xã Liên Trung di chuyển Nhân dân khu xóm Soi thôn Hạ với 11 hộ (31 nhân khẩu) vào nhà văn hóa thôn Hạ, nhà điều hành khu làng nghề thôn Hạ. Đồng thời tổ chức trực ban, chuẩn bị vật tư, lực lượng, sẵn sàng theo các phương án hộ đê toàn tuyến đã được phê duyệt.

Tình huống báo động lũ số 2 xã Liên Hà, di chuyển toàn bộ tài sản trong lán xưởng vào nơi ở trong làng tại nhà của họ. Tổ chức trực ban, chuẩn bị vật tư, lực lượng sẵn sàng theo các phương án hộ đê toàn tuyến đã được phê duyệt.

Tại xã Liên Hồng, trong tình huống báo động lũ số 2, thực hiện di chuyển toàn bộ 66 hộ vào nhà văn hóa thôn Đông Lai 20 hộ, còn 42 di chuyển vào nhà người thân. Cùng với đó, tổ chức hỗ trợ nhu yếu phẩm, lương thực cho các hộ dân đã di chuyển vào nhà văn hóa thôn Đông Lai. Tổ chức trực ban, chuẩn bị vật tư, lực lượng, sẵn sàng theo các phương án hộ đê toàn tuyến đã được phê duyệt.

Với xã Thọ Xuân, trong tình huống báo động lũ số 2, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân không cho dân sản xuất toàn bộ ngoài bãi sông ngập. Di chuyển 140 con bò của hộ Hoàng Văn Xiêm, cụm 8, xã Thọ Xuân vào vùng đồng.

Huyện Đan Phượng sẵn sàng ứng phó với lũ báo động 2 trên sông Hồng - ảnh 3

 

Tình huống báo động lũ số 2 tại xã Hồng Hà, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân không cho dân sản xuất toàn bộ ngoài bãi sông ngập. Di chuyển toàn bộ 891 hộ (4.100 nhân khẩu) và tài sản của các hộ vào nhà văn hóa cụm dân. Trong đó, di dời 353 hộ vào nhà người thân, 518 hộ vào nhà văn hóa các cụm dân cư, các trường học trên địa bàn xã.

Cùng với đó, tổ chức hỗ trợ nhu yếu phẩm, lương thực cho các hộ dân đã di chuyển vào nhà văn hóa các cụm dân cư. Tổ chức trực ban, chuẩn bị vật tư, lực lượng, sẵn sàng theo các phương án hộ đê toàn tuyến đã được phê duyệt.

Huyện Đan Phượng cũng thành lập Sở Chỉ huy phòng chống lũ trên sông Hồng, sông Đáy tại xã Trung Châu để chỉ huy trực tiếp công tác phòng, chống ứng phó lũ lớn trên tuyến các sông.

Huyện cũng giao Phòng Kinh tế huyện phối hợp các ngành, UBND các xã, thị trấn xây dựng và triển khai phương án phục hồi sản xuất nông nghiệp do thiên tai. Đồng thời phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn các xã, thị trấn dự phòng đủ lượng giống lúa, rau, màu, vật nuôi để chủ động phòng chống ngập; tổ chức tốt công tác khử trùng tiêu độc, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả không để dịch bệnh phát sinh lây lan.

Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình thủy lợi, hệ thống đê điều; đề xuất UBND huyện các biện pháp phòng chống kịp thời; phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý kịp thời sự cố đầu giờ về công trình đảm bảo hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai, ngập úng.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội viên phụ nữ xúc động đón nhận mái ấm tình thương tại huyện Phú Xuyên

Hội viên phụ nữ xúc động đón nhận mái ấm tình thương tại huyện Phú Xuyên

(PNTĐ) - Sáng 10/11/2024, thiết thực kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Báo Phụ nữ Thủ đô đã phối hợp với Hội LHPN huyện Phú Xuyên tổ chức khành thành và bàn giao mái ấm tình thương cho gia đình chị Đinh Thị Giòn, là hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Trung, xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên (Hà Nội).
Hơn 30 nghìn đại biểu tham dự Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô

Hơn 30 nghìn đại biểu tham dự Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô

(PNTĐ) -Ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thủ đô(sửa đổi) và được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 09/2024/L-CTN ngày 23/7/2024. Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, riêng các quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm; thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; thử nghiệm có kiểm soát; thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.