Khai hội đền Hai Bà Trưng xuân Giáp Thìn 2024

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày mùng 6 Tết, lễ rước vua Bà tại đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh (Hà Nội) kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau Công nguyên) và khai hội đền Hai Bà Trưng xuân Giáp Thìn 2024 đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh) diễn ra vào các ngày 15, 16, 17 tháng 2 (tức mùng 6, mùng 7, mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn). 

Đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa quan trọng nhất, thờ tự hai vị anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Đền được lựa chọn làm nơi tổ chức lễ hội Hai Bà Trưng thường niên vì ở đây không chỉ là nơi ghi lại dấu ấn thiêng về 2 vị nữ anh hùng – liệt nữ lúc thơ ấu, bình sinh, mà còn là nơi khắc ghi quá trình chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng oanh liệt của dân tộc thời đầu Công nguyên. Đền thờ Hai Bà Trưng được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc Gia năm 1980.

Khai hội đền Hai Bà Trưng xuân Giáp Thìn 2024  - ảnh 1
Tổng duyệt lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng năm 2024.

Lễ hội năm nay được tổ chức theo nghi thức truyền thống địa phương, gồm phần lễ và phần hội. Các nghi thức được thực hiện trong quá trình rước kiệu hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng của dàn nhạc bát âm cung đình rộn rã, cờ, giáo của các quân lính... toát lên vẻ uy linh. Lễ rước vua Bà nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử anh hùng của dân tộc ta.

Khai hội đền Hai Bà Trưng xuân Giáp Thìn 2024  - ảnh 2
Rước cờ tại đền Hai Bà Trưng. Ảnh: TTXVN

Năm nay, ngoài các hoạt động rước kiệu, tế lễ theo nghi thức truyền thống, các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao vẫn được tổ chức phục vụ nhân dân và du khách.

Theo Ban Tổ chức Lễ hội, lễ hội có chương trình nghệ thuật "Âm vang Mê Linh" được tổ chức vào tối nay. Đây là một chương trình nghệ thuật bán thực cảnh, kết hợp công nghệ 3D mapping được tổ chức lần đầu tiên tại huyện Mê Linh; kể lại câu chuyện lịch sử theo cách thức hiện đại, mới mẻ, với các chương hồi, cảnh diễn nối tiếp, được biến chuyển bằng kỹ xảo ánh sáng, âm nhạc và đa dạng hình thức thể hiện như: ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống… 

Khai hội đền Hai Bà Trưng xuân Giáp Thìn 2024  - ảnh 3
Đưa công nghệ hiện đại vào màn trình diễn tái hiện lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Chương trình "Âm vang Mê Linh" có sự kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai, là chủ đề gợi nhiều sự liên tưởng, dễ dàng truyền tải nhiều thông điệp nội dung, đưa khán giả đến gần với lịch sử thời Hai Bà Trưng một cách tinh tế, thực cảnh, hấp dẫn và hiệu quả.

Lễ hội Đền Hai Bà Trưng sẽ diễn ra đến hết ngày 10 tháng Giêng.  

 
 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời liên quan đến Nghị định 117/2025/NĐ-CP về quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử có hiệu lực từ tháng 7/2025, chuyển trách nhiệm kê khai và nộp thuế từ hàng triệu cá nhân bán hàng nhỏ lẻ sang các tổ chức quản lý sàn thương mại điện tử và các nền tảng số có chức năng thanh toán.
Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà trả lời báo chí về hiệu quả trong những ngày đầu cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp (1/7/2025) và triển khai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà trả lời báo chí về dòng vốn tín dụng này đã bơm ra nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực nào và tỷ trọng là bao nhiêu, khi tính đến cuối tháng 5/2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.