Quốc hội thảo luận dự án Luật Thanh tra (sửa đổi):

Không để hoạt động thanh tra gây phiền hà cho cơ sở

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 25/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi);

Theo đó, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đã có 160 lượt ý kiến phát biểu thảo luận tại Tổ và Hội trường. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thanh tra (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật. Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Để có thêm cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận phục vụ việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổ chức khảo sát, tổ chức các cuộc họp, hội nghị lấy ý kiến để trao đổi, thống nhất nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Không để hoạt động thanh tra gây phiền hà cho cơ sở - ảnh 1
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, dự thảo Luật lần này đã được chỉnh lý 111/118 điều (102 điều được chỉnh lý về nội dung, 09 điều chỉnh lý về kỹ thuật văn bản); về bố cục, tăng thêm 02 điều và sắp xếp, bố cục lại nhiều điều, Mục trong các Chương của dự thảo Luật cho hợp lý. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã đạt được sự đồng thuận giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo, cơ bản đáp ứng mục đích, quan điểm sửa đổi được đề ra trong Tờ trình của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với các định hướng sửa đổi Luật Thanh tra đã được xác định tại Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Không để hoạt động thanh tra gây phiền hà cho cơ sở - ảnh 2
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi)

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày tại Quốc hội cho thấy, đa số ý kiến tán duy trì hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như hiện hành, gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện.

Lý giải cho việc cần thiết phải có Thanh tra huyện, báo cáo nêu việc không duy trì Thanh tra huyện tuy giảm được số lượng lớn cơ quan, nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên các địa bàn cấp huyện, nhất là đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao.

Bên cạnh đó, Dự thảo luật cũng quy định về tiêu chí, nguyên tắc thành lập cơ quan thanh tra tại Tổng cục, Cục thuộc bộ. Đối với Thanh tra sở được thành lập trong trường hợp: (1) Theo quy định của luật; (2) Tại một số sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ; (3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Thanh tra sở ở các sở còn lại căn cứ vào yêu cầu quản lý và biên chế được giao.

Bên cạnh đó, Dự thảo luật cũng đã quy định rõ hơn trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động thanh tra.

Không để hoạt động thanh tra gây phiền hà cho cơ sở - ảnh 3

Dự thảo bổ sung quy định: “Dự thảo kết luận thanh tra về vụ việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc diện chỉ đạo, theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực hoặc có yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp thì người ra quyết định thanh tra phải có văn bản báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp”. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo.

Không để hoạt động thanh tra gây phiền hà cho cơ sở - ảnh 4
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm phát biểu thảo luận

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình hy vọng Dự thảo Luật sẽ góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong hoạt động thanh tra ở Việt Nam. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng Dự thảo vẫn còn thiếu quy định chế tài xử lý sau thanh tra đối với các sai phạm về kinh tế của các tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp tán thành sự tồn tại của Thanh tra cấp huyện và cho rằng, quy định hệ thống thanh tra ba cấp là cần thiết vì cấp huyện tuy quy mô nhỏ nhưng vẫn cần có cơ quan thanh tra. Nếu thiếu Thanh tra huyện thì ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp huyện, nhất là trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng tán đồng việc thành lập Thanh tra chuyên ngành, tạo cơ sở pháp lý minh bạch cho công tác thanh tra. Tuy nhiên, đại biểu góp ý nên có quy định rõ ràng về “đối tượng” thanh tra giữa Thanh tra Bộ và Thanh tra tổng cục, Cục cuộc Bộ để tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp có phát sinh mới hoặc nghi vấn tiêu cực của thanh tra trước đó.

Không để hoạt động thanh tra gây phiền hà cho cơ sở - ảnh 5
Đại biểu Phạm Văn Hòa

Đại biểu Trần Đình Gia, đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cũng quan tâm đến việc làm sao để tránh thanh tra chồng chéo, gây phiền hà ở cơ sở. Đại biểu dẫn chứng, các Sở đều có cơ quan thanh tra, nên có những trường học phải tiếp thanh tra chuyên ngành của Sở Giáo dục, thanh tra Sở Tài chính, thanh tra của Sở Nội vụ. Vì phải tiếp nhiều thanh tra đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh thân thiện của trường trong mắt giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo  thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng 02 Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Thúc đẩy bình đẳng giới – cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam

Thúc đẩy bình đẳng giới – cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.