Khuyến nông Hà Nội : “Cầu nối” chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ

M. THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 20/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông Hà Nội (1993-2023). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đến dự và chỉ đạo.

Khuyến nông Hà Nội : “Cầu nối” chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tham quan khu trưng bày sản phẩm 

Cùng dự còn có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội; các sở, ban, ngành Thành phố, các tỉnh, thành phố bạn và đông đảo cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội qua các thời kỳ; các doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ sản xuất tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.

Trong 30 năm qua, hệ thống khuyến nông của thành phố Hà Nội đã làm tốt sứ mệnh là người bạn đồng hành, tin cậy của nhà nông, tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, hỗ trợ nông dân về vốn, cây, con giống... để hình thành những mô hình nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với tiến trình phát triển của ngành Nông nghiệp, tổ chức khuyến nông không ngừng phát triển từ Trung ương đến cấp cơ sở, gắn bó mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các mô hình khuyến nông ngày càng bám sát thực tế, kết hợp hài hòa các yếu tố sản xuất, thị trường, tiêu thụ, liên kết 4 “nhà” trong sản xuất…

Khuyến nông Hà Nội : “Cầu nối” chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ - ảnh 2
Tham quan sản phẩm tại hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông Hà Nội

Báo cáo tóm tắt tại hội nghị, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, trải qua 30 năm hoạt động, hệ thống khuyến nông Hà Nội đã không ngừng phát triển, lớn mạnh và trưởng thành. Đặc biệt, với cố gắng của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động trong hệ thống khuyến nông, công tác khuyến nông của Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tiêu biểu như công tác xây dựng và triển khai các mô hình trình diễn trong lĩnh vực trồng trọt. Từ khi thành lập đến nay, đã triển khai thực hiện được khoảng 400 mô hình khuyến nông trồng trọt; trên 360 dạng mô hình khuyến nông chăn nuôi; phát triển các giống thủy sản như: Cá chép, rô phi, tôm, ếch giống mới... góp phần chuyển đổi các vùng trũng, sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với cấy lúa.

Các mô hình khuyến nông đã tác động chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều mô hình đạt giá trị sản phẩm cao, có những mô hình đạt 400-500 triệu đồng/ha/năm, như mô hình hoa, rau chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản, nuôi trồng thủy sản…

Khuyến nông Hà Nội : “Cầu nối” chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ - ảnh 3
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tham quan khu trưng bày sản phẩm nông nghiệp

Trong hoạt động của hệ thống khuyến nông cả nước, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội là đơn vị duy nhất có hoạt động Quỹ khuyến nông. Đây là điểm nhấn đặc biệt của khuyến nông thành phố. Nguồn vốn ngân sách cấp ban đầu cho quỹ khi thành lập là 5 tỷ đồng và được cấp bổ sung hàng năm.

Tính đến hết năm 2022, tổng nguồn kinh phí Quỹ khuyến nông là 213.011.742.899 đồng. Trong 20 năm hoạt động (2002 - 2022), Quỹ đã giải ngân cho 4.332 lượt hộ vay vốn, với số vốn quay vòng là 925,236.5 tỷ đồng trong đó: Giải ngân nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất cho 4.011 lượt hộ vay vốn, với số vốn quay vòng là 796,685 tỷ đồng; Giải ngân nguồn vốn cho vay phát triển cơ giới hóa cho 321 lượt hộ vay vốn, với số vốn quay vòng là 128,551.5 tỷ đồng.

Khuyến nông Hà Nội : “Cầu nối” chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ - ảnh 4
Tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của huyện Mê Linh

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền ghi nhận, biểu dương những đóng góp tích cực của hệ thống khuyến nông Hà Nội vào tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố. Phó Chủ tịch nhấn mạnh, trải qua 30 năm hoạt động, hệ thống khuyến nông thành phố Hà Nội không ngừng phát triển, lớn mạnh và trưởng thành, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Hệ thống khuyến nông đã trở thành “cầu nối” chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho nông dân, mở ra cơ hội mới, tạo dựng giá trị bền vững cho nông nghiệp, nông dân, góp phần quan trọng vào sự thành công của đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Khuyến nông Hà Nội : “Cầu nối” chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ - ảnh 5
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tặng Bằng khen của UBND Thành phố cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng cho rằng, thời gian tới, bên cạnh thời cơ thuận lợi, ngành Nông nghiệp nói chung, công tác khuyến nông nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, toàn ngành nông nghiệp Thủ đô và hệ thống khuyến nông Thành phố cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông thành phố theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Chú trọng kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo mô hình Tổ khuyến nông cộng đồng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông, phát triển các hình thức hợp tác quốc tế, hợp tác công - tư; huy động các nguồn nhân lực, vật lực, kết hợp kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án khuyến nông trọng điểm.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nguồn lực nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số..., góp phần xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô sinh thái, hiện đại; nông thôn Thủ đô văn minh, giàu đẹp; người nông dân làm chủ khoa học kỹ thuật và có trình độ cao.

Nhân dịp này, ghi nhận đóng góp của hệ thống Khuyến nông Hà Nội trong 30 năm và 20 năm hoạt động của Quỹ Khuyến nông Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen cho 14 tập thể và 18 cá nhân; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen cho 6 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(PNTĐ) - Ngày 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.