Kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp tục phục hồi tích cực trong 4 tháng đầu năm

Chia sẻ

Đây là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn tại buổi họp báo chính phủ thường kỳ, diễn ra vào chiều 5/5.

Theo đó, về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ khẳng định: Kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021 tiếp tục phục hồi và đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng tăng 0,89%, mức thấp nhất kể từ năm 2016. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm.

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 40,5% dự toán năm, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2020; đã gia hạn thời hạn nộp thuế đối với khoảng 24.000 tỷ đồng theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP; đã bố trí 12.100 tỷ đồng tiết kiệm chi thường xuyên năm 2020 chuyển sang năm 2021 để mua vaccine. 

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: VGP/Nhật BắcQuang cảnh buổi họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng ước tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp tục duy trì xuất siêu, đạt 1,29 tỷ USD. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4 tăng 24,1%, tính chung 4 tháng, ước tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,7%, cao hơn cùng kỳ năm trước (tăng 9,7%).

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai hiệu quả.

"Vừa qua, báo chí cũng đã đưa rất nhiều tin tức về chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ tới Indonesia để dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN. Hội nghị này là dịp Việt Nam tiếp tục khẳng định nỗ lực đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, thể hiện tinh thần đầy trách nhiệm, sẵn sàng phối hợp ứng phó các vấn đề nảy sinh; đồng thời tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ toàn diện với các nước trong khu vực, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo ASEAN", Bộ trưởng Trần Văn Sơn nhấn mạnh.

Từ phân tích thẳng thắn, sâu sắc thực trạng tình hình, những khó khăn, thách thức, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các Nghị quyết số 01, 02 ngày 01/01/2021, Nghị quyết số 45 ngày 16/4/2021 và các nghị quyết khác của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Kiên định thực hiện “mục tiêu kép“, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tập trung nghiên cứu, rà soát, có biện pháp kịp thời, hiệu lực tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để giải phóng các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Như Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu tại Phiên họp Chính phủ ngày 15/4, chúng ta phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quyết liệt trong hành động.

Khẩn trương tổng kết, đánh giá, đề xuất giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, nhất là vốn ODA. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn để bảo đảm giải ngân hết số vốn được giao. 

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các loại nông sản vào mùa thu hoạch lớn. Tập trung đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư lớn của ngành, đặc biệt là các dự án trọng điểm, các dự án năng lượng; nghiên cứu, xây dựng các phương án tiêu thụ điện, cơ chế điều chỉnh giá bán điện phù hợp với nhu cầu sử dụng tại các thời điểm, tránh việc cắt giảm, lãng phí điện.

Theo dõi sát diễn biến giá cả, nhất là hiện tượng tăng giá các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu trong thời gian qua, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các biện pháp bảo đảm kiểm soát lạm phát. Tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung cầu thị trường lao động, tạo việc làm cho người lao động. Tập trung xây dựng, trình ban hành các Nghị quyết về định hướng giảm nghèo bao trùm đến năm 2030. 

Tập trung rà soát các vướng mắc, khẩn trương tổng kết việc thi hành Luật Đất đai. Kiên quyết xử lý các vi phạm về môi trường; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải. Có biện pháp hỗ trợ hiệu quả việc đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài, nhất là đối với những hàng hóa và tại thị trường tiềm năng. 

Các bộ, cơ quan tập trung rà soát, sớm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh cơ cấu Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan cho phù hợp yêu cầu của tình hình mới. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài.

Tăng cường bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết ngăn chặn người, phương tiện xuất, nhập cảnh trái phép trên toàn tuyến biên giới đường bộ, đường biển, đường thủy; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại cấp cao; thúc đẩy thực hiện những kết quả của Hội nghị các Nhà lãnh đạo ASEAN tại Indonesia; phát huy vai trò tích cực đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài ASEAN; tiếp tục đảm nhiệm tốt vai trò Ủy viên Không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là những ghi nhận cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (đạt chuẩn với 5 lĩnh vực: An ninh trật tự, Văn hóa, Y tế, Du lịch, Chuyển đổi số).
Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.