Lan tỏa các mô hình hay, sáng tạo trong phong trào thi đua của các cấp Hội

Chia sẻ

Phát huy truyền thống “ba đảm đang”, các thế hệ phụ nữ Thủ đô luôn chủ động, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, góp sức xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Từ trong phong trào thi đua sôi nổi ấy, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội tặng quà cho nữ công nhân lao động, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.Đồng chí Phạm Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội tặng quà cho nữ công nhân lao động, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

“Dân vận khéo”, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp Hội Phụ nữ thành phố đã đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo” gắn với thực hiện phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… bằng nhiều mô hình cụ thể, thiết thực, qua đó phát huy nội lực của phụ nữ, tạo sức lan tỏa sâu rộng.

Theo đó, thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”, tại các chi hội phụ nữ đã hình thành nhiều mô hình nhằm cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực gia đình như: “Tổ phụ nữ 2 không 1 có”, “Tổ phụ nữ trong sạch”, “Nhóm liên gia phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội”, mô hình CLB phụ nữ với pháp luật, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng… Các mô hình trên đã phát huy hiệu quả trong việc giáo dục, cảm hóa trẻ em vi phạm pháp luật, có nguy cơ mắc tệ nạn xã hội, thực hiện hiệu quả công tác hòa giải tại cơ sở và giải quyết đơn thư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hội viên, phụ nữ.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội LHPN các cấp đã sáng tạo triển khai nhiều mô hình: Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang (1.021 chi hội đăng ký thực hiện); Mô hình “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”, “Hũ gạo tình thương”, “Tuần lễ vàng tiết kiệm vì phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”… Từ nguồn tiết kiệm này, chị em đã tình nguyện hỗ trợ xây, sửa gần 500 mái ấm tình thương, nhà tình nghĩa; 4.875 suất quà, 674 sổ tiết kiệm, 10.518kg gạo cho hội viên phụ nữ nghèo, 406 xe đạp và nhiều học bổng, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi… trị giá trên 25 tỷ đồng.

Phong trào thi đua dân vận khéo còn được cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện có hiệu quả qua việc thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, trang bị dụng cụ vui chơi, tập luyện thể dục thể thao cho phụ nữ và trẻ em tại các sân chơi cộng đồng…

Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Hà Nội thời gian qua, Hội phụ nữ đã có nhiều mô hình ý nghĩa, thiết thực như: Đi chợ hộ, Bếp ăn ấm tình, Cửa hàng 0 đồng, Hỗ trợ tiêu thụ nông sản, Cơm nắm muối vừng, Chi tổ phụ nữ an toàn… Không chỉ tuyên truyền, Hội Phụ nữ Hà Nội các cấp còn kêu gọi, vận động sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ công tác phòng dịch của Hà Nội và nhiều tỉnh thành cả nước. Tính đến tháng 11/2021, tổng kinh phí và vật dụng nhu yếu phẩm do Hội LHPN Hà Nội ủng hộ công tác phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn trị giá gần 5,9 tỷ đồng. 

Bệ đỡ giúp phụ nữ tự tin khởi nghiệp, phát triển kinh tế

Từ phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” đã xuất hiện các mô hình: “Tổ phụ nữ tiết kiệm và vay vốn”, “Tiết kiệm tại chi hội”… giúp vận động hội viên tiết kiệm tạo nguồn vốn tại chỗ để phát triển kinh tế gia đình. Đến cuối nhiệm kỳ (2016-2021), tổng dư nợ các nguồn vốn do tổ chức Hội quản lý đạt trên 6.985 tỷ đồng, cho 162.404 lượt hộ phụ nữ vay. Duy trì mô hình tiết kiệm tại chi hội với số tiền trên 361,6 tỷ đồng, thu hút 780.330 lượt hội viên tham gia, đáp ứng nguồn vốn tại chỗ cho trên 55 nghìn lượt hội viên vay.

Là hội viên Hội LHPN phường Thịnh Quang (quận Đống Đa) có hoàn cảnh khó khăn, con trai chạy thận, bản thân mắc bệnh hiểm nghèo, chị Nguyễn Thị Nhàn đã được hỗ trợ vay vốn để mua xe máy chạy “xe ôm”, mua máy khâu sửa chữa quần áo. Gia đình chị Nhàn từ đó từng bước vượt qua khó khăn, sửa chữa được ngôi nhà cũ xuống cấp và có tiền mua thuốc cho con điều trị bệnh.

Được hỗ trợ vay vốn từ năm 2015, 2026 với mức lãi suất thấp, chị Nguyễn Thị Tuyết, hội viên Hội LHPN xã Hồng Minh (huyện Phú Xuyên) đã đầu tư mở rộng xưởng may của gia đình lên tới gần 20 lao động làm việc. Nhờ nguồn vốn vay, trừ chi phí sản xuất, mỗi năm xưởng may của gia đình chị Tuyết cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng, từ đó có điều kiện trang trải cuộc sống, phát triển sản xuất, thậm chí chị Tuyết còn đào tạo nghề cho nhiều chị em trong xã mở cửa hàng may riêng, có thu nhập ổn định.

Không riêng gia đình chị Nhàn, chị Tuyết, 5 năm qua, Hội LHPN các cấp Hà Nội đã giúp 24.748 hộ nghèo phát triển kinh tế, trong đó có 10.070 hộ nghèo do phụ nữ thoát nghèo; giúp 7.520 hộ ra khỏi diện cận nghèo; 7.158 hộ có hoàn cảnh khó khăn nâng cao mức sống; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố từ 3,64% (đầu năm 2016) xuống còn 0,21% (năm 2021). Tăng cường liên kết hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho 92.600 lao động, trong đó 73% lao động nữ…

Phụ nữ Thủ đô chung tay vì thành phố xanh, sạch đẹp, văn minh

Thời gian qua, phong trào “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”, tham gia đảm bảo trật tự, văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các cấp Hội triển khai bền bỉ thông qua nhiều hoạt động phong phú, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Các mô hình: “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, “Đoạn đường nở hoa”, “Đoạn đường xanh - sạch - đẹp”, “Hoa trong phố”, “Nói không với rác thải nhựa dùng 1 lần”, “Gia đình tình nguyện, cộng đồng tình nguyện”, “Biến chân rác thành vườn hoa”, “Sạch đồng ruộng”, “Góc xanh”, “Chi hội phụ nữ thay đổi hành vi đảm bảo an toàn thực phẩm”, Đội tự quản 3+… được nhân rộng trên toàn thành phố, khẳng định vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - đẹp.

Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, nhiều hoạt động sáng tạo, đổi mới đã được các cấp Hội triển khai thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia như: Tặng bình thủy tinh, sử dụng làn đi chợ, túi giấy thay thế túi nylon, “Đổi phế liệu, giữ màu xanh”, tận dụng đồ tái chế trồng hoa, cây xanh, trang bị hàng chục nghìn thùng rác có nắp đậy, tạo chế phẩm vi sinh xử lý rác tại nhà, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường nông thôn và đô thị.

Thực hiện Chương trình 04-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” gắn với 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội, đồng thời phát huy trách nhiệm của tổ chức Hội trong tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh, tháng 2/2018, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã phát động cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.

Từ đó, nếp sống, lối sống, văn hóa ứng xử của phần lớn cán bộ, hội viên cơ sự chuyển biến tích cực. 100% cơ sở Hội tổ chức tuyên truyền nội dung Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố cho 1,5 triệu lượt hội viên phụ nữ. Hàng năm đã có 91% hội viên đạt “Gia đình văn minh, hạnh phúc”, “5 không, 3 sạch”, trên 817 nghìn hội viên đạt danh hiệu Trung hậu – Sáng tạo – Đảm đang – Thanh lịch… góp phần tích cực vào giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Bài và ảnh: THẢO HƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục

 Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(PNTĐ) -Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

(PNTĐ) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, thực hiện cuộc Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 diễn ra từ ngày 1/4 đến 30/4, Thành phố có 2.441 địa bàn điều tra, với 58.440 hộ điều tra phiếu ngắn, 14.790 hộ điều tra phiếu dài tại 557 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.