Long Biên gắn biển tuyến phố Đào Hinh

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 2/4, UBND quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ gắn biển tên tuyến đường, phố gồm các tuyến đường, phố mang tên các danh nhân: Đào Đình Luyện, Đào Hinh, Đào Thế Tuấn (thuộc các phường Việt Hưng, Phúc Đồng); phố Tạ Đông Trung thuộc phường Thạch Bàn và phố Vũ Đình Tụng thuộc phường Gia Thụy.

Long Biên gắn biển tuyến phố Đào Hinh  - ảnh 1
Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Tổng LĐLĐVN cùng gia đình thực hiện nghi thức gắn biển tên đường Đào Hinh. Ảnh: Thế Lâm
 

Dự buổi lễ, có Thượng Tướng Nguyễn Tân Cương - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng Tướng  Lê Huy Vịnh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng Tướng Lê Hữu Đức - Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng,Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng; Thiếu Tướng Phạm Trường Sơn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải.

Cùng dự, có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Du lịch Hà Nội, UBND quận Long Biên; cùng đại diện 5 gia đình danh nhân được đặt tên đường.

Theo Quyết định của UBND TP Hà Nội, tên một cán bộ thời kỳ đầu của Tổng LĐLĐVN đã được đặt cho một tuyến phố trên địa bàn quận Long Biên - đó là tên danh nhân Đào Hinh - tức Đặng Thiết Hán, nguyên Ủy viên Ban giám sát, nay là Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐVN.  

Phát biểu tại buổi lễ gắn biển tên danh nhân Đào Hinh - ông Đào Đoàn Thế Hùng (sinh năm 1947, nguyên Đại tá, Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, con trai út của danh nhân Đào Hinh) chia sẻ" "Đây thực sự là niềm xúc động, vinh dự, tự hào không chỉ riêng của các gia đình chúng tôi mà còn của cả quê hương, dòng tộc và cũng là nguồn động lực to lớn để chúng tôi tiếp bước các thế hệ đi trước, đồng thời giáo dục cho các thế hệ con cháu tấm gương về sự mẫu mực, sự cống hiến, hy sinh cao cả của cha ông cho mục tiêu độc lập dân tộc, thái bình, hạnh phúc của đất nước ta ngày hôm nay".

Long Biên gắn biển tuyến phố Đào Hinh  - ảnh 2
Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Tổng LĐLĐVN, UBND quận Long Biên, cùng gia đình thực hiện nghi thức gắn biển tuyến đường Đào Đình Luyện. Ảnh: Lâm Thế 

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho biết, danh nhân Đào Hinh (Đặng Thiết Hán - nguyên Ủy viên Ban giám sát, nay là Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐVN) được UBND thành phố Hà Nội quyết định đặt tên một con phố ở quận Long Biên là niềm tự hào rất lớn lao đối với gia đình và tổ chức Công đoàn Việt Nam. 

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải nhấn mạnh: Danh nhân Đào Hinh là trí thức yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, hoạt động ở cả hai miền đất nước trước năm 1945, giữ vững khí tiết người cộng sản trong lao tù Côn Đảo.

Đặc biệt, 13 năm trui rèn trong phong trào công nhân nhà máy rượu, nhà máy Aviat Hà Nội, là Bí thư công nhân cứu quốc khu miền Nam Hà Nội, được Đại hội công đoàn lần thứ nhất (1950) bầu chọn là Ủy viên Ban giám sát Tổng LĐLĐVN. Danh nhân đã được truy tặng nhiều huân chương cao quý của Đảng, Nhà nước.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải, danh nhân Đào Hinh thật sự là tấm gương sáng cán bộ công đoàn. 

Phố được mang tên danh nhân Đào Hinh đúng vào việc Đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII công đoàn Việt Nam càng có thêm nhiều ý nghĩa. Sự kiện này góp phần làm sáng rõ hơn bản sắc của tổ chức Công đoàn Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, luôn đồng hành với khát vọng độc lập, tự do, thống nhất, hạnh phúc của dân tộc; là minh chứng thực tiễn về công tác công đoàn để những ai yêu quý, gắn bó, cống hiến nổi bật cũng được xã hội ghi nhận.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải bày tỏ: "Chúng ta hy vọng phố Đào Hinh sẽ là một trong những con phố đẹp về cảnh quan cũng như sự tươi đẹp của những con người nỗ lực làm cho quê hương, đất nước giàu mạnh hơn và không bao giờ quên công lao đấu tranh, gìn giữ, vun đắp của các thế hệ để chúng ta có được cơ đồ như hôm nay".

Long Biên gắn biển tuyến phố Đào Hinh  - ảnh 3
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải (thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh kỷ niệm với gia đình danh nhân Đào Hinh. Ảnh: Lâm Thế 
 

Danh nhân Đào Hinh (1894-1955) - là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, người con của quê hương Cự Khối (quận Long Biên, Hà Nội) kiên cường, bất khuất...

Ngày 20/6/1946, danh nhân Đào Hinh tham dự Hội nghị cán bộ Công đoàn. Tại hội nghị đã quyết định đổi tên “Hội Công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn”. Tại hội nghị trên, danh nhân Đào Hinh mang bí danh “Đặng Thiết Hán”. 

Ngày 20/7/1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng LĐLĐVN chính thức ra mắt, danh nhân Đào Hinh - tức Đặng Thiết Hán - được bầu vào Ban Thường vụ của Ban Chấp hành lâm thời Tổng LĐLĐVN, trực tiếp phụ trách công tác Tuyên huấn và là Bí thư Đảng cơ quan Tổng LĐLĐVN.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc đến hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Về dự Đại hội có trên 200 đại biểu thay mặt cho khoảng 350.000 công nhân, viên chức, lao động cả nước. Tại Đại hội, danh nhân Đào Hinh (Đặng Thiết Hán) được bầu vào Ban Giám sát Tổng LĐLĐVN…  

 

Phố Đào Hinh nằm trên địa bàn quận Long Biên, kéo dài từ ngã ba giao cắt phố Huỳnh Văn Nghệ, tại điểm đối diện tòa nhà N08-1 Khu đô thị Sài Đồng đến ngã ba giao ngõ 85 phố Vũ Đức Thận, tại tổ dân phố 3 phường Việt Hưng.

Phố Đào Hinh có độ dài 1.820m, rộng 30m (lòng đường 7,5m x 2 làn, dải phân cách giữa 3m, vỉa hè mỗi bên 6m.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thể hiện “Tinh thần tương thân, tương ái” bằng những hành động thiết thực

Thể hiện “Tinh thần tương thân, tương ái” bằng những hành động thiết thực

(PNTĐ) - Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024 diễn ra vào ngày 16/10 tới đây sẽ công bố hoàn thành  Chương trình xóa nhà ở xuống cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Thành phố với714 nhà Đại đoàn kết; Trao hỗ trợ khắc phục hậu quả bão, lũ trên địa bàn Thành phố gồm 29 nhà xây mới, 251 nhà sửa chữa từ nguồn Quỹ “Cứu trợ” cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác.
Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững

Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững

(PNTĐ) - Việc lựa chọn chủ đề cuộc thi năm 2024 là "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh" rất thiết thực, có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây nên những tổn thất đặc biệt nặng nề trong thời gian vừa qua. Qua đó, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.