Luật Thủ đô (sửa đổi) phải tương xứng với tiến trình phát triển của đất nước

Chia sẻ

Chiều 30/10, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã tham dự hội nghị lấy ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô.

Báo cáo về công tác xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đồng chí Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho biết, Luật Thủ đô năm 2012 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ tư ngày 21/11/2012, với mong muốn là một đạo luật quan trọng có tính chất đột phá, mở đường về mặt thể chế cho sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, qua 8 năm thi hành, Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, hiệu lực hiệu quả không cao, dẫn đến khó đi vào cuộc sống.

TP Hà Nội đang nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập; Tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy tiềm năng, thế mạnh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò của Thủ đô; Yêu cầu của Đảng, Nhà nước và mong muốn của nhân dân cả nước đối với Thủ đô Hà Nội.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ biểu dương TP Hà Nội thời gian qua vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo an sinh xã hội, đồng thời vẫn thực hiện kịp thời các bước quy trình xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) một cách bài bản, công phu... Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV; Trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm và thông qua vào kỳ họp cuối năm 2023. Để thực hiện được tiến độ này, Hà Nội phải phấn đấu trình Chính phủ trước ngày 1/3/2022.

hủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: VT)

Lưu ý một số vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị quá trình tổng kết Luật Thủ đô năm 2012 phải làm rõ được những hạn chế tồn tại, nhất là trả lời được câu hỏi tại sao quan trọng như Luật Thủ đô với nhiều điều khoản có tính mở đường nhưng không đáp ứng được mục đích, yêu cầu; Nguyên nhân do các điều luật hay do cách thức tổ chức thực hiện… Đồng chí nhấn mạnh, phải xác định rõ vị trí của Thủ đô là trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; Làm rõ đặc trưng, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để thiết kế các điều luật. Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có tầm nhìn bao quát, tương xứng với tiến trình phát triển của đất nước, của Thủ đô mạnh mẽ, toàn diện gắn với phương châm “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; Bao hàm các quy định về thiết chế, quyền hạn có tính đặc thù, phương thức vận hành, quản trị thành phố theo hướng “xanh - văn minh - hiện đại” gắn với chính quyền đô thị; Có tầm nhìn dài hạn theo các mốc mục tiêu như Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra; Huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển Thủ đô trở thành thành phố kết nối toàn cầu vào năm 2045.

Đồng chí Vương Đình Huệ chỉ đạo các cơ quan, viện nghiên cứu của Quốc hội phải sát cánh, hỗ trợ TP Hà Nội trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); TP Hà Nội tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là nghiên cứu việc áp dụng luật và mối quan hệ với các luật chuyên ngành. Đồng chí tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành tích, bảo vệ Thủ đô tuyệt đối an toàn, thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 và chuẩn bị bứt phá trong những năm sau.

Phát biểu tiếp thu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, hội nghị có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội quý báu để Hà Nội tiếp thu các ý kiến định hướng của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, ý kiến góp ý của các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những chính sách cần thiết để giải quyết những bất cập của thành phố, tạo cơ chế đặc thù, có tính đột phá, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.

HÀ LINH

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.