Mô hình “sạch đồng ruộng” tham gia xây dựng nông thôn mới

Chia sẻ

Ônhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường do quá trình phát thải trong sản xuất nông nghiệp đang trở thành vấn đề lớn đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là nước nông nghiệp như Việt Nam. Việc lạm dụng các loại phân bón, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và quá trình xử lý các phụ phẩm, chất thải trong trồng trọt và chăn nuôi chưa triệt để. Hóa chất sử dụng ngày càng nhiều nhưng các biện pháp làm sạch môi trường đồng ruộng, diệt trừ mầm bệnh trước khi bước vào vụ sản xuất mới lại ít được nông dân quan tâm. Do vậy lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật còn đọng lại trong đất khá lớn. Chất thải nông nghiệp không được xử lý triệt để, một phần được đổ ra kênh mương, một phần đem đốt, bên cạnh đó việc vứt bừa bãi vỏ thuốc bảo vệ thực vật ngay tại bờ ruộng, kênh mương trên các cánh đồng đã trở thành thói quen của nhiều người dân... Những việc làm đó không chỉ gây ra tai nạn cho người dân khi đi làm đồng, gây ô nhiễm nguồn đất, nước mà còn dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Nhận thức được vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường nông thôn, hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã chỉ đạo Hội LHPN các quận, huyện, thị xã còn diện tích đất sản xuất nông nghiệp phối hợp với các ban, ngành chức năng xây dựng mô hình “Sạch đồng ruộng”, nhằm góp phần hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tham gia xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh. Mô hình được chỉ đạo điểm tại 1 xã và sau đó triển khai nhân rộng đến các xã trên địa bàn với các tiêu chí cụ thể như:

+ Tổ chức ký cam kết trong cán bộ, hội viên phụ nữ thâm canh trên đồng ruộng chỉ sử dụng phân bón có trong danh mục, không sử dụng các chất cấm để bón, kích thích cây trồng. + Kỹ thuật sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo quy định; thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật vào nơi quy định.

+ Tổ chức ra quân thu gom vỏ thuốc bao bì thực vật trên đồng ruộng; Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm các mô hình điểm thực hiện “Sạch đồng ruộng” đã triển khai nhân rộng đại trà tại 100% các huyện, thị xã.

Mô hình “Sạch đồng ruộng” đã triển khai tại 18 huyện, thị xã và 2 quận Bắc Từ Liêm, quận Long Biên từ 33 xã làm điểm đến nay đã nhân rộng 382 xã. Theo đó, Hội Phụ nữ thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động 100% cán bộ, hội viên canh tác trên đồng ruộng cam kết đảm bảo việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định, thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật vào nơi quy định; Hàng tháng tổ chức ra quân vệ sinh đồng ruộng. Được sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các cấp Hội đã xây dựng và đặt 900 bể, 9.222 thùng chứa rác trên các cánh đồng, đã thu gom trên 2.200 tấn rác thải, túi nylon, vỏ thuốc bảo vệ thực vật.

Từ thực hiện có hiệu quả và nề nếp của mô hình “Sạch đồng ruộng” các huyện đã triển khai thực hiện tốt một số mô hình như: “Sản xuất nấm rơm bảo vệ môi trường”, “Xử lý rơm rạ để trồng khoai tây” (Đông Anh), “Không đốt rơm rạ sau thu hoạch” (Gia Lâm), “Dùng dung dịch chế phẩm IMO xử lý nước thải, rác thải trong sinh hoạt gia đình thành phân hữu cơ” (Sóc Sơn), thí điểm mô hình “Thu gom rơm rạ sau khi thu hoạch bằng cách dùng chế phẩm EMMO và BIOEM để ủ thành phân hữu cơ” (Hoài Đức, Ba Vì).

Hiệu quả từ mô hình “Sạch đồng ruộng” do Hội LHPN thành phố Hà Nội phát động đã bước đầu huy động được sự vào cuộc, đồng bộ của các cấp, các ngành, các đoàn thể và tầng lớp nhân dân. Người dân đã có ý thức hơn sau mỗi lần đi phun thuốc trừ sâu, bón phân cho lúa... Các chất thải đều được để đúng nơi quy định; kênh mương được khơi thông sạch sẽ; nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh của người dân ngày càng được nâng cao... Có thể nói, hiệu quả của mô hình “Sạch đồng ruộng” không những đem lại năng suất chất lượng, cung cấp sản phẩm nông nghiệp an toàn phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân, mà một điều hết sức quan trọng là mô hình có sức lan tỏa được các cấp, các ngành ghi nhận.

Qua đó nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong việc thực hiện các tiêu chí và tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng đô thị văn minh.

BAN HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 

HỘI LHPN HÀ NỘI

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.
Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.