Một số chỉ tiêu cơ bản mà Hội LHPN Hà Nội đặt ra trong nhiệm kỳ 2021-2026

Chia sẻ

Trong thời gian tới, phong trào phụ nữ và hoạt động Hội LHPN Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội để phát triển song cũng không ít khó khăn, thách thức. Tại Đại hội đã đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ tới.

Sau 35 năm đổi mới, 13 năm mở rộng địa giới hành chính, phát huy truyền thống 1010 năm Thăng Long- Hà Nội, Thành phố hòa bình, Thành phố sáng tạo, vị thế và uy tín của đất nước và Thủ đô trên trường quốc tế được nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ và nhân dân Thủ đô có chuyển biến tích cực. Nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và 10 Chương trình công tác của Thành ủy (khóa XVII) đã được ban hành, đề cao vai trò gương mẫu, khơi dậy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xác định mục tiêu xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại, giàu đẹp, văn minh; triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn Thành phố, đòi hỏi sự tham gia đồng bộ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mỗi người dân Thủ đô trong đó có mỗi người phụ nữ và các cấp Hội phụ nữ Thành phố.

Hội nhập quốc tế sâu rộng, chuyển đổi số, kinh tế tri thức một mặt là động lực khơi dậy tiềm năng sáng tạo, khát vọng vươn lên của phụ nữ Thủ đô song cũng tạo ra nhiều thách thức, áp lực. Tốc độ đô thị hóa rất nhanh, tình trạng gia tăng dân số cơ học, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, tội phạm và tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, nhất dịch Covid-19 với những biến thể khó lường tiếp tục kéo dài, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội... ảnh hưởng lớn tới đời sống của phụ nữ và phong trào của Hội.

Một số chỉ tiêu cơ bản mà Hội LHPN Hà Nội đặt ra trong nhiệm kỳ tới, hàng năm, 90% cán bộ, 85%  lên hội viên, phụ nữ được tuyên truyền nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mỗi cơ sở Hội tổ chức ít nhất 02 hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức cho hội viên, phụ nữ.

Cán bộ Hội các cấp tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác HộiCán bộ Hội các cấp tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác Hội

Mỗi quận/huyện/thị xã chỉ đạo ít nhất 01 mô hình vận động phụ nữ thực hiện nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Hằng năm, mỗi cơ sở Hội có ít nhất 01 mô hình vận động phụ nữ rèn luyện sức khỏe; phấn đấu 45% trở lên hội viên, phụ nữ tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Hàng năm, toàn Thành phố vận động, hỗ trợ 1.200 hộ gia đình đạt tiêu chí 5 không 3 sạch, văn minh hạnh phúc; Hỗ trợ xây, sửa 60 mái ấm tình thương; Mỗi cơ sở Hội có 01 một công trình/phần việc tham gia xây dựng đô thị xanh, văn minh, hiện đại, nông thôn mới nâng cao.

Hàng năm, toàn Thành phố tư vấn, giới thiệu việc làm cho 15.000 lao động (trong đó có 70% lao động nữ); Vận động, hỗ trợ 300 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; Hỗ trợ nâng cao năng lực cho 1500 phụ nữ là chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh. 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ nâng cao mức sống. Đến cuối nhiệm kỳ, toàn Thành phố giúp 10.000 hộ do phụ nữ làm chủ thoát nghèo, ra khỏi diện cận nghèo; hỗ trợ thành lập 15 hợp tác xã do phụ nữ quản lý, điều hành.

Đến cuối nhiệm kỳ, 100% vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em khi phát hiện được Hội lên tiếng bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng; 80% phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người trở về địa phương khi phát hiện được các cấp Hội hỗ trợ kịp thời. 60% phụ nữ khuyết tật được Hội giúp đỡ bằng các hình thức khác nhau.

Đến cuối nhiệm kỳ, toàn Thành phố phát triển 40.000 hội viên mới. Hằng năm, có từ 90% cơ sở Hội xếp loại tốt trở lên, không có cơ sở xếp loại kém.

100% cán bộ Hội các cấp được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác Hội, chuyển đổi số; 100% cán bộ Hội chuyên trách sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội.

Đến cuối nhiệm kỳ, Thành hội tham mưu đề xuất được ít nhất 02 chính sách/chương trình/đề án liên quan đến phụ nữ. Hàng năm, từng cấp Hội chủ trì, phối hợp giám sát ít nhất 01 chính sách và góp ý phản biện xã hội ít nhất 02 dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền.

Hội LHPN TP xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu- Sáng tạo- Đảm đang-Thanh lịch”, đáp ứng yêu cầu thời đại mới. Tuyên truyền, vận động phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Trung ương Hội và Thành phố, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”; xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu- Sáng tạo- Đảm đang-Thanh lịch”; Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm công dân, tinh thần cộng đồng của phụ nữ; quan tâm đến nhóm phụ nữ ít tham gia hoạt động xã hội, phụ nữ tại các địa bàn xa trung tâm, lao động nữ nhập cư.

Đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, vận động phụ nữ phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng của Thủ đô; các hoạt động tôn vinh Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam, tổ chức tốt sự kiện thường niên Lễ hội áo dài của phụ nữ Thủ đô.

 Khuyến khích phụ nữ tích cực học tập nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, trau dồi kỹ năng công việc đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế; hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận nền kinh tế số.

 Báo Phụ nữ Thủ đô nâng cao chất lượng các ấn phẩm, chuyên mục, tuyên truyền kịp thời nhiệm vụ chính trị của Thành phố và hoạt động Hội, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tri thức, thông tin để hội nhập, phát triển.

Phát huy vai trò của Hội trong hỗ trợ phụ nữ nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, rèn luyện thể chất, sức khỏe, kỹ năng sống; nhân rộng các mô hình thể dục, thể thao quần chúng tại các cơ sở Hội; vận động mỗi phụ nữ lựa chọn một hình thức văn hóa- văn nghệ, thể dục - thể thao phù hợp; tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp. Đề xuất với Ủy ban Nhân dân Thành phố tiếp tục triển khai kế hoạch Tầm soát phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2026.

Hội LHPN luôn chăm lo cho những hội viên có hoàn cảnh khó khănHội LHPN luôn chăm lo cho những hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Hỗ trợ một số nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số, nữ lao động nhập cư, phụ nữ khuyết tật… tiếp cận thông tin và thụ hưởng các chính sách đặc thù; tham gia thực hiện tốt Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Tuyên truyền, vận động phụ nữ tôn giáo, các nữ chức sắc, chức việc phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và tích cực tham gia hoạt động Hội Phụ nữ.

Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”,  xây dựng gia đình Thủ đô no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể trong công tác gia đình; Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong gia đình, vai trò của gia đình, cha và mẹ trong nuôi dưỡng, giáo dục con em; trang bị kiến thức nuôi dạy con, ứng xử trong gia đình, phòng ngừa bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em. Các cấp Hội triển khai có hiệu quả chương trình “Đồng hành cùng con” nhằm hỗ trợ con em học tập tốt, phát triển toàn diện; quan tâm hỗ trợ trẻ em trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi. Nghiên cứu xây dựng Quỹ Hỗ trợ nữ sinh vượt khó học giỏi.

Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số vào sản xuất; tham gia thực hiện chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), phát triển kinh tế đô thị, làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch, trải nghiệm xanh thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững của Thủ đô đồng thời quảng bá nét đẹp văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố Vì hòa bình; Chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn đồng bộ, tiệm cận tiêu chí đô thị.

 Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố. Nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của hội viên và các tầng lớp phụ nữ Thủ đô.

 Xây dựng và nhân rộng các mô hình tuyên truyền, tư vấn pháp luật hiệu quả. Tiếp tục phối hợp triển khai các chương trình, đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thành phố; Chú trọng tuyên truyền đến nhóm phụ nữ có nguy cơ cao, phụ nữ lầm lỡ trở về địa phương, phụ nữ tại các địa bàn xa trung tâm, phụ nữ tại các địa phương có nhiều chương trình dự án giải phóng mặt bằng...

Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động hiệu quả. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động Hội theo hướng ngày càng thiết thực, hiệu quả, thực hiện phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”. Quán triệt, thực hiện Chiến lược phát triển Hội LHPN Việt Nam đến năm 2030; đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về tổ chức Hội và cán bộ Hội trong thời kỳ mới với những giá trị cốt lõi của tổ chức Hội ”Đoàn kết, nhân văn, sáng tạo, khát vọng và phát triển”…

NHÓM PV

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.