Nâng cao trình độ lao động, đầu tư hạ tầng logistic

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 4/11, tại Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025,

Cần khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo, nâng cao trình độ lao động

Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh) cho rằng, thực trạng gần đây cho thấy, có một số sàn giao dịch thương mại điện tử ngang nhiên hoạt động khi chưa đăng ký sử dụng nền tảng số tại Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp Việt có thể thua ngay trên sân nhà. Điều đó không chỉ gây thất thu thuế, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng trước nạn hàng giả, hàng nhái, không rõ xuất xứ, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Nâng cao trình độ lao động, đầu tư hạ tầng logistic - ảnh 1
Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh)

Theo đại biểu Trần Thị Vân, hiện nay tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp. Vì vậy, cần khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo, nâng cao trình độ lao động; các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp "đặt hàng" các doanh nghiệp lớn, khuyến khích họ tham gia từ khâu xây dựng chương trình, mục tiêu đào đạo, doanh nghiệp trở thành địa chỉ thực hành, là nơi giải quyết việc làm cho người học.

Đồng thời, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân phát triển bằng các ưu đãi như giảm thuế, ưu tiên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ chi phí đào tạo, bù lương cho nhân viên tham gia đào tạo, khấu trừ một phần chi phí doanh nghiệp trong năm tài chính cho đào tạo như kinh nghiệm của Đức và Tây Ban Nha nhằm tận dụng và phát huy tối đa lợi thế của nguồn nhân lực trẻ, dồi dào…

Theo đại biểu, cần quan tâm, đầu tư mạnh mẽ phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics. Đại biểu nhấn mạnh, đây là mắt xích quan trọng tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Mặc dù Việt Nam được xếp hạng chỉ số chất lượng hạ tầng toàn cầu năm 2023 tăng 2 bậc, đứng thứ 52/185 quốc gia và dù chi phí logistics có cải thiện nhưng vẫn ở mức cao, chiếm tới 16,8-17% GDP, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Cần tháo gỡ cho doanh nghiệp logistics nội địa, hiện chiếm 89% về số lượng nhưng chỉ chiếm 30% thị phần bằng việc hoàn thiện đồng bộ 3 chân kiềng: hạ tầng, nhân lực và cơ chế; ưu tiên thu hút đầu tư tư nhân, hỗ trợ logistics xanh và công nghệ số hóa, miễn thuế cho doanh nghiệp logistics bên thứ 3, cũng như miễn thuế cho doanh nghiệp phát triển cảng và đường thủy…

Đại biểu cũng cho rằng, cần tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ, hoàn thiện khung khổ pháp lý, hệ thống giám sát, xử lý hành vi vi phạm, tạo môi trường cạnh tranh tin cậy, công bằng và minh bạch.

Theo đại biểu, Việt nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới, quy mô thị trường đạt 14,7 tỷ USD. 

Thực trạng gần đây cho thấy, có một số sàn giao dịch thương mại điện tử ngang nhiên hoạt động khi chưa đăng ký sử dụng nền tảng số tại Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp Việt có thể thua ngay trên sân nhà. Đại biểu cho rằng, tình trạng này không chỉ gây thất thu thuế, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng trước nạn hàng giả, hàng nhái, không rõ xuất xứ, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Nâng cao năng lực phân tích, dự báo

Theo đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn Vĩnh Phúc), chất lượng cung lao động vẫn còn bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu; thị trường lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng.

Nâng cao trình độ lao động, đầu tư hạ tầng logistic - ảnh 2
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn Vĩnh Phúc)

Từ thực tiễn trên, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh kiến nghị, Quốc hội và Chính phủ 4 giải pháp. Một là, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, chú trọng tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng, tập trung cho sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, có kế hoạch, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, định hướng tìm kiếm thị trường để giải quyết việc làm.

Hai là, tăng cường thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; gắn đào tạo nghề nghiệp với nhu cầu việc làm của doanh nghiệp và xã hội; chú trọng xã hội hóa dạy nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Ba là, đề nghị Chính phủ đánh giá việc thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025"; có giải pháp phân luồng triệt để 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được đào tạo nghề.

Bốn là, tăng cường hỗ trợ tín dụng cho thanh niên khởi nghiệp để tạo thêm việc làm, hoàn thiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho thanh niên để tìm và tự tạo việc làm.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ "đại án"

Khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ "đại án"

(PNTĐ) - Chiều 7/12, tại họp báo Chính phủ, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin về diễn biến mới các vụ án gần đây, trong đó có vụ án xảy ra đối với Công ty TNHH Cây xanh Công Minh tại Quảng Bình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét rút ngắn tỷ lệ hay bỏ xét tuyển sớm

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét rút ngắn tỷ lệ hay bỏ xét tuyển sớm

(PNTĐ) - Trả lời báo chí tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã làm rõ những vấn đề liên quan đến Dự thảo Quy chế chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo mà dư luận quan tâm.
Bộ Nội vụ trả lời về chế độ đối với cán bộ thuộc diện tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ trả lời về chế độ đối với cán bộ thuộc diện tinh gọn bộ máy

(PNTĐ) -Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 chiều 7/12, trả lời báo chí về chế độ đối với cán bộ thuộc diện tinh gọn bộ máy, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh nhấn mạnh: Bộ đang khẩn trương tiến hành đánh giá tác động nghiên cứu rất sâu, nhiều chiều, rất kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi của chính sách này sau khi được ban hành.