Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2022: “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”

Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 11/3, tại Quảng trường khu đô thị Royal City, 72 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Bộ Công Thương và UBND thành phố Hà Nội phối hợp với UBND các tỉnh Thái Bình, Nghệ An và Bình Dương tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam-15/3/2022, với chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới".

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại buổi lễThứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, ngày 10/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg về việc lấy ngày 15/3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực thi, Bộ Công Thương được Chính phủ giao  nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Dự án Luật dự kiến sẽ được đưa ra trình Quốc hội xem xét thảo luận tại Phiên họp tháng 10/2022.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cần được xem xét, giải quyết với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, đổi mới, sáng tạo để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Trong đó, đáng lưu ý là các vấn đề liên quan đến tăng cường nguồn lực, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động cho cơ quan, tổ chức, cơ chế thực thi, phát huy sự chủ động của người tiêu dùng, khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp cũng như hội nhập quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh: “Phát huy những thành quả đã đạt được trong năm 2021 và trước bối cảnh kinh tế-xã hội hiện tại của đất nước, khu vực và thế giới, Bộ Công Thương đã lựa chọn chủ đề cho các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 là "Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới". Chủ đề này là sự khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền an toàn cho người tiêu dùng trong các giao dịch trên thị trường. Đồng thời, đây còn là sự kêu gọi các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, một Chính phủ kiến tạo, một môi trường kinh doanh-tiêu dùng an toàn, lành mạnh và bền vững trong thời kỳ bình thường mới".

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểuPhó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, thực hiện Chỉ thị số 30 ngày 22/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 82 của Chính phủ, Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong những năm qua, UBND Thành phố đã ban hành kịp thời các Kế hoạch, Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” triển khai trên địa bàn Thành phố, đồng thời đưa công tác tuyên truyền Bảo vệ người quyền lợi tiêu dùng vào nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật của Thành phố.

Hàng năm, Sở Công Thương đều phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả; phương thức thực hiện luôn được đổi mới, sáng tạo, nhằm phát huy sức mạnh, khuyến khích, động viên sự tham gia đông đảo, tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh, kích thích tiêu dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Thủ đô và địa phương.

Các gian hàng tham gia120 gian hàng tham gia Hội chợ “ Hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng” diễn ra từ ngày 11/3 đến 15/3

Riêng năm 2021, với các kết qủa nổi bật như: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được kịp thời, thường xuyên đến các đối tượng, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú với 100 tin bài trên 20 đầu báo; treo 1.000 banner ở các tuyến phố; quảng cáo trên xe buýt; phát hành 30.000 tờ rơi; 10.000 lượt clip được tuyên truyền tại tòa nhà, khu chung cư, nơi mua sắm tập trung...).

Sở Công Thương Hà Nội đã chủ trì, cùng các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác thực thi pháp luật trên địa bàn Thành phố nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của Người tiêu dùng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra (61 cuộc), xác nhận 24 hợp đồng mẫu liên quan đến lĩnh vực điện, nước, mua bán tòa nhà chung cư... 40.000 chương trình khuyến mại với giá trị trên 20.000 tỷ đồng; tổ chức Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng với quy mô 120 gian hàng đã thu hút gần 100 doanh nghiệp tham gia, 30.000 lượt người tiêu dùng tới tham quan, mua sắm; tổ chức 24 sự kiện kích cầu, khuyến mại lên tới 100% để tri ân Người tiêu dùng.

Các tổ chức chính trị xã hội (Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên), Hội hiệp doanh nghiệp, đặc biệt là Hội bảo vệ Người tiêu dùng đã vào cuộc mạnh mẽ để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi cho Người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua sắm. Tổng đài 024.1081 của Thành phố và đường dây nóng của Sở Công Thương Hà Nội, Cục Quản lý Thị trường Thành phố luôn là địa chỉ tin cậy để Người tiêu dùng gửi gắm niềm tin, năm 2021 đã giải quyết kịp thời, thỏa đáng 20 đơn khiếu nại của người tiêu dùng tiếp nhận và giải đáp 9178 cuộc gọi qua Tổng đài 024.1081 về Luật Bảo vệ người tiêu dùng và các quyền lợi của người tiêu dùng, nghĩa vụ của doanh nghiệp...

Lễ ký cam kết Lễ ký cam kết "Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới"

Năm 2022, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, song với tinh thần quyết tâm triển khai các nhiệm vụ ngay từ tháng đầu năm và bám sát chỉ đạo của Trung ương, TP Hà Nội đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, song trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh vẫn còn tình trạng doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận mà quên đi lợi ích của người tiêu dùng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh: Thời gian tới thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ để triển khai: Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý nhà nước về Bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai có hiệu quả chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Bộ Công Thương và Thành ủy, UBND Thành phố trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ để các nội dung Chương trình trong năm 2022 được tổ chức thành công, hiệu quả, thiết thực.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn hỗ trợ, giải đáp cho người tiêu dùng về Luật bảo vệ Người tiêu dùng với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người dân để thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ quyền người tiêu dùng góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Thứ ba, tổ chức 26 sự kiện Xúc tiến thương mại tri ân Người tiêu dùng, triển khai Chương trình khuyến mại tập trung, Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Thành phố.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra (nhất là kinh doanh trên môi trường mạng), hướng dẫn nhận biết hàng thật, hàng giả cho người tiêu dùng, giải đáp kịp thời, chính xác các thắc mắc, hỏi đáp về quyền của Người tiêu dùng

Thứ năm, chỉ đạo các sở, ngành, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tổ chức hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng để phát huy sức mạnh của tập thể, kêu gọi được nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia hưởng ứng.

Các đại biểu tham quan gian hàngCác đại biểu tham quan gian hàng

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, năm 2022, Sở Công Thương xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương, để người tiêu dùng hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình khi tham gia mua sắm, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào các tổ chức quốc tế, và kinh doanh trên môi trường mạng đang phát triển rất mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối tổ chức các chương trình kích cầu, khuyến mại tri ân người tiêu dùng để thu hút nhiều người tiêu dùng tham gia mua sắm hơn nữa. Đây cũng là một trong những giải pháp tăng tổng mức bán lẻ trên địa bàn thành phố, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế năm 2022 của thành phố.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, các doanh nghiệp, đặc biệt là giải quyết, xác nhận các hợp đồng mẫu liên quan đến các lĩnh vực tiêu dùng nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân theo đúng các quy định của pháp luật.

Trong khuôn khổ Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2022 của thành phố, Hội chợ “ Hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng” diễn ra từ ngày 11/3 đến 15/3 với quy mô 120 gian hàng.

Sự kiện có sự tham gia của các doanh nghiệp thương hiệu, uy tín với nhiều chương trình tri ân (tặng quà, giảm giá, hỗ trợ bảo hành, bảo trì sản phẩm) được tổ chức tập trung nhằm mang lại những trải nghiệm mua sắm và hỗ trợ sau bán hàng tốt nhất cho người tiêu dùng.

 VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn; gắn với kỷ niệm ngày thành lập MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú...
Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

(PNTĐ) - Tại Kỳ họp thứ 15, ngày 29/3, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2024 trên địa bàn thành phố.