Những quy định mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) có lợi cho người lao động

Chia sẻ

Nghị định mới của Chính phủ quy định nhiều mức phạt mới đối với các vi phạm liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động (doanh nghiệp). Qua đó, nhằm hạn chế tình trạng vi phạm của doanh nghiệp, giúp quyền lợi của người lao động được đảm bảo hơn.

Về tiền lương

-Doanh nghiệp phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động nếu cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà không trao đổi trước với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động hoặc không thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh (theo điểm c khoản 4 Điều 12).

Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng mà không phải trả tiền cho người lao động nếu vi phạm trong trường hợp nêu trên.

-Không công khai thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 17).

Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng

-Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, doanh nghiệp bị phạt từ 5 - 10 trệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 17)

Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng.

-Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng quy định, doanh nghiệp bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng (điểm d khoản 1 Điều 17).

Trước đây: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.

Quy định xử phạt này được bổ sung nhằm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 95 của Bộ luật Lao động 2019, trong đó yêu cầu mỗi lần trả lương, doanh nghiệp phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

-Doanh nghiệp không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau sẽ bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng (điểm đ khoản 1 Điều 12).

Trước đây: Không quy định xử phạt đối với hành vi này.

Quy định này cũng được nhấn mạnh tại khoản 3 Điều 90 của Bộ luật Lao động 2019: Doanh nghiệp phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

-Trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thì người lao động còn được hưởng thêm một khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (điểm b khoản 5 Điều 17).

Trước đây: Người lao động chỉ được trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

-Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác), ngoài bị xử phạt tiền, doanh nghiệp buộc phải trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian mà người lao động không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (điểm b khoản 3 Điều 28).

Trước đây: Vi phạm quy định này, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền.

Về bảo hiểm xã hội

-Doanh nghiệp không niêm yết công khai hằng năm thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 39).

Trước đây: Trường hợp này chỉ bị xử phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng.

-Doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động yêu cầu thì bị xử phạt 1 - 3 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 39).

Trước đây: Trường hợp này chỉ bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng.

Người lao động cần lưu ý những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội.Người lao động cần lưu ý những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội. (Ảnh: minh họa)

-Doanh nghiệp không làm thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa 75 triệu đồng (khoản 3 Điều 39).

Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng.

-Doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động bị phạt từ 12 - 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 39).

Trước đây: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.

Những điểm mới trên cho thấy sự công khai minh bạch về tiền lương, đóng BHXH để người lao động chủ động theo dõi bảo vệ quyền lợi của mình; đồng thời các mức phạt cũng tăng nhiều so với trước.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tham gia chiến dịch Điện Biên

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tham gia chiến dịch Điện Biên

(PNTĐ) - Sáng 3/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn Thị xã Sơn Tây.
Nhiều học sinh trường THPT Phan Bội Châu vi phạm luật giao thông

Nhiều học sinh trường THPT Phan Bội Châu vi phạm luật giao thông

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được thông tin của phụ huynh trường THCS Văn Yên, phường Phúc La, quận Hà Đông phản ánh về việc hằng ngày vào giờ cao điểm đến trường và tan trường, khu vực cổng trường và đường xung quanh có nhiều học sinh trường THPT Phan Bội Châu vi phạm luật giao thông trong việc đi xe máy phóng nhanh, không đội mũ bảo hiểm gây mất trật tự an toàn giao thông và đã có va chạm xảy ra.