Phát triển du lịch xanh nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Phát triển du lịch xanh cần phải lưu ý đến yếu tố sử dụng nguồn tài nguyên, năng lượng xanh - sạch, hạn chế “rác thải nhà kính”.

Phát triển du lịch xanh nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Đó là ý kiến của các đại biểu tại hội thảo Xây dựng tiêu chí đánh giá phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững trên địa bàn Hà Nội” do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 21/2.

Du lịch nông thôn chưa tạo ra bức tranh tổng thể

Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy, lượng du khách tham gia các hình thức du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Trung bình mỗi năm tỷ lệ khách đi du lịch nông thôn tăng 10 - 30%.

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, với điều kiện đa dạng về hệ sinh thái - tự nhiên, văn hóa và đặc biệt có vị trí thuận lợi kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước, Hà Nội có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Hiện nay, Hà Nội đã có 11 trang trại nông nghiệp sinh thái hoạt động theo mô hình giáo dục, du lịch trải nghiệm; 4 hợp tác xã nông nghiệp khai thác mô hình trang trại đồng quê, tiêu biểu, như: Công viên nông nghiệp Long Việt (huyện Sóc Sơn), trang trại đồng quê (huyện Ba Vì), trang trại học đường Vạn An (huyện Thanh Trì), vườn sinh thái Phúc Thọ Hoa Bay (huyện Phúc Thọ)…

Mặc dù đã có một số mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn mang đến trải nghiệm mới lạ cho du khách, nhưng loại hình này còn có hạn chế, nhiều khu du lịch sinh thái, dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng thấp.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chất lượng chưa cao. Nhiều điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội gặp khó khăn trong việc kết nối với doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện, xây dựng sản phẩm cũng như thu hút khách du lịch.

GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung (Viện Khoa học phát triển nông thôn-Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội) cho rằng, mô hình du lịch nông thôn không chỉ đem lại sinh kế cho nông dân mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn hỗ trợ cho sự phát triển đa dạng, bền vững của điểm đến du lịch.

Mặc dù đã có một số mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn mang đến trải nghiệm mới lạ cho du khách, nhưng hầu hết các khu du lịch sinh thái, dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng thấp.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chất lượng chưa cao. Nhiều điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội gặp khó khăn trong việc kết nối với doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện, xây dựng sản phẩm cũng như thu hút khách du lịch.

Đặc biệt, du lịch nông thôn phát triển manh mún, tự phát, chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ nguyên nhân làm do thiếu quy hoạch, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực này chưa cụ thể.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Nguyễn Anh Tuấn nêu rõ: “Chủ thể phát triển du lịch nông thôn là các hộ dân địa phương nên tiềm lực đầu tư hạn chế và vẫn “mạnh ai nấy làm”, dẫn đến hiện tượng chưa tạo ra bức tranh du lịch tổng thể. Người dân nông thôn rất cần được hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng, cải tạo môi trường…”.

Làm nổi bật đặc trưng về du lịch

Phát triển du lịch xanh nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh - ảnh 2
Du khách đến với Điểm Du lịch sinh thái xã Hồng Vân 

Trước những hạn chế của loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội, việc cần thiết lúc này là phải có tiêu chí cụ thể để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn, nói đến phát triển du lịch xanh, cần phải lưu ý đến yếu tố sử dụng nguồn tài nguyên, năng lượng xanh - sạch, hạn chế “rác thải nhà kính”.

Trưởng phòng OCOP (Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương) TS Đào Đức Huấn nhấn mạnh đến vai trò tham gia của cộng đồng người dân bản địa và các tiêu chí về hạ tầng. Muốn phát triển du lịch nông thôn cần có giao thông thuận tiện, môi trường bảo đảm, các cơ sở dịch vụ hạ tầng tốt, quản lý rác thải tốt, nguồn nhân lực bảo đảm có đủ năng lực phục vụ khách….

Bổ sung nhóm tiêu chí này, thạc sĩ Vũ Thị Thanh Như, Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng, khi phát triển loại hình du lịch này cần lưu ý đến tính thời vụ của sản phẩm nông nghiệp, nông thôn để từ đó có chính sách đầu tư phù hợp.

Cơ quan quản lý cần phải tăng cường giám sát các điểm du lịch để bảo đảm hoat động du lịch diễn ra suôn sẻ, chất lượng. Các địa phương khi phát triển loại hình này cần xây dựng hệ thống nhà vệ sinh, môi trường bảo đảm cho du khách…

TS Đoàn Mạnh Cương, Vụ Văn hóa - Giáo dục, Văn phòng Quốc hội đề cao sự cân bằng giữa lợi ích của người dân địa phương với du khách để có hướng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn phù hợp. Đặc biệt, cơ quan quản lý cần xây dựng chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư khai thác loại hình du lịch nông thôn.

Bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, người dân trong quá trình khai thác mô hình du lịch này cũng cần phải tính đến khả năng cung ứng dịch vụ tương thích với lượng khách, tránh hiện tượng quá tải hoặc chất lượng dịch vụ không bảo đảm phục vụ du khách.

Trước những đóng góp ý kiến xây dựng bộ tiêu chí phát triển du lịch nông thôn của các chuyên gia, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang thông tin, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17-3-2021 về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia “Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”.

Trong đó định hướng việc khai thác và làm nổi bật những đặc trưng riêng về du lịch nông nghiệp, nông thôn trong phát triển du lịch của Thủ đô và cả nước.

Sau khi xây dựng bộ tiêu chí, Sở Du lịch sẽ trình UBND TP Hà Nội ra quyết định công nhận, sau đó triển khai một số mô hình điểm, tiến tới nhân rộng, qua đó góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch Thủ đô.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm mới trong tổ chức đại hội đảng bộ các cấp

Nhiều điểm mới trong tổ chức đại hội đảng bộ các cấp

(PNTĐ) - Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; theo đó, ngày 26/4/2025, Ban Tổ chức Trung ương có Công văn số 8413-CV/BTCTW về một số nội dung tổ chức đại hội các cấp. Cả hai văn bản trên có nhiều điểm mới quan trọng cần tập trung triển khai thực hiện nhằm bảo đảm các yêu cầu trong tình hình mới.
Đề nghị cân nhắc cấm hoàn toàn mua, bán dữ liệu cá nhân

Đề nghị cân nhắc cấm hoàn toàn mua, bán dữ liệu cá nhân

(PNTĐ) - Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực; đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Sẽ có tuyến đường mới hơn 5.000 tỷ đồng đi qua 4 xã của huyện Đông Anh

Sẽ có tuyến đường mới hơn 5.000 tỷ đồng đi qua 4 xã của huyện Đông Anh

(PNTĐ) - HĐND TP. Hà Nội vừa biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên. Đây là dự án nhóm A, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án 5.076 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách Thành phố gồm 50% sơ bộ tổng mức đầu tư; ngân sách huyện Đông Anh gồm 50% sơ bộ tổng mức đầu tư.