Quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10: Không gây áp lực, tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội

LINH NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ đang trong quá trình xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10, đảm bảo lựa chọn học sinh có đủ phẩm chất, năng lực.

Chiều 7/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ đang khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT dựa trên 3 nguyên tắc, quan điểm cốt lõi: “Không gây áp lực, không gây tốn kém cho phụ huynh học sinh, học sinh và xã hội”.

Quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10: Không gây áp lực, tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội - ảnh 1
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trả lời tại họp báo

Đây là tinh thần chỉ đạo xuyên suốt trong Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2023 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá.

Quy chế thi phải thúc đẩy hoạt động giáo dục, đặc biệt là phải giáo dục toàn diện để học sinh chuẩn bị những bước đầu cơ bản về phẩm chất và năng lực, có đủ điều kiện học lên bậc học cao hơn. Những môn thi, phương thức thi phải đảm bảo gắn kết quá trình kiểm tra đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá cuối kỳ, trang bị cho các em những kiến thức nền tảng cần thiết, những môn học công cụ, phương tiện phù hợp với xu thế đổi mới như ngoại ngữ, tin học, khoa học công nghệ, STEM… đặc biệt phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đảm bảo công tác quản lý nhà nước cấp vĩ mô, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những khung, điều lệ khoản quan trọng nhất, phục vụ công tác quản lý nhà nước trong kiểm tra, thanh tra, đánh giá mặt bằng. Đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc phân cấp phân quyền, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm của các sở trong quyết định một số nội dung trong thẩm quyền.

Quy chế thi tuyển sinh vào 10 bao gồm những nội dung cơ bản về phương thức thi, môn thi bắt buộc, thời gian thi cũng như công tác ra đề, coi thi, chấm thi, công bố điểm. Theo đó, Bộ thống nhất 3 phương thức thi: thi tuyển; xét tuyển và phối hợp thi tuyển và xét tuyển. 

Môn thi bắt buộc theo quy định khung của Bộ gồm ba môn bắt buộc là Ngữ Văn và Toán, môn thi thứ ba là một trong số những môn còn lại (đối với những môn có đánh giá cho điểm). Thống nhất thời gian thi; khảo sát, tổng hợp, đánh giá kỹ lưỡng để xây dựng quy định về công tác ra đề, coi thi, chấm thi và công bố điểm. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: “Nếu không có quy định khung, không có sự phân cấp phân quyền thì công tác quản lý vẫn còn nhiều bất cập”.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, giữa các địa phương chưa có sự thống nhất về số lượng môn thi và thời gian thi, gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá của Trung ương cũng như công tác đánh giá mặt bằng trong quá trình dạy học của cơ sở. Về môn thi thứ 3, Bộ cho biết đang lấy ý kiến triển khai và nghiên cứu kỹ để tránh tình trạng học lệch, học tủ ở học sinh, đảm bảo học sinh có đủ phẩm chất, kiến thức, năng lực.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trong quá trình lấy ý kiến để xây dựng dự thảo Thông tư, với quan điểm lắng nghe ý kiến của cơ sở, nhưng vẫn đảm bảo thống nhất trong quản lý nhà nước. Nội dung đổi mới phải phù hợp với đánh giá và đầu ra theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Tin cùng chuyên mục

uảng bá sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Thủ đô và các tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng

uảng bá sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Thủ đô và các tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng

(PNTĐ) - Tối 8/11, tại Vườn hoa Lạc Long quân, Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức                      khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 - Giao lưu, quảng bá sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng.
Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

(PNTĐ) - Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành phố vùng đồng bằng Sông Hồng.
Cần bổ sung Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong công tác phòng, chống ma tuý

Cần bổ sung Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong công tác phòng, chống ma tuý

(PNTĐ) - Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma tuý hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Do đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ, kinh phí, tăng cường vai trò của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong công tác phòng, chống ma tuý.
Bảo đảm tài sản không bị “chết”, mà được sử dụng có mục đích theo đúng công năng quy định

Bảo đảm tài sản không bị “chết”, mà được sử dụng có mục đích theo đúng công năng quy định

(PNTĐ) - Ngày 8/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Mất sạch tiền chỉ vì 1 cú click, sinh viên cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo ngân hàng mới

Mất sạch tiền chỉ vì 1 cú click, sinh viên cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo ngân hàng mới

(PNTĐ) - Gần đây, nhiều sinh viên mới lên Đại học đã báo cáo về việc bị “mất trắng” ví tiền chỉ vì ấn vào các đường link lạ. Trước tình hình lừa đảo qua các ứng dụng tài chính ngày càng cao, sinh viên nên đề cao cảnh giác và tham khảo các cách bảo vệ chính mình dưới đây.