Sản xuất theo chuỗi - giải quyết hiệu quả bài toán “được mùa - mất giá”

Chia sẻ

Từ năm 2015, UBND huyện đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập chuỗi liên kết trong sản xuất, chăn nuôi. Huyện hỗ trợ các mô hình về thủ tục thuê đất, xây dựng đề án bảo vệ môi trường, tập huấn kỹ thuật, bảo lãnh vay vốn ưu đãi, giới thiệu doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm...

Nhờ vậy, đến nay, huyện Quốc Oai đã phát triển được hàng chục mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

 Chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết đem lại thu nhập cao cho Hợp tác xã Chăn nuôi Yên Hòa Phú, xã Đông Yên (huyện Quốc Oai). Ảnh: Đức DuyChăn nuôi gà theo chuỗi liên kết đem lại thu nhập cao cho Hợp tác xã Chăn nuôi Yên Hòa Phú, xã Đông Yên (huyện Quốc Oai). Ảnh: Đức Duy

Với mô hình chuỗi khép kín, lấy Hợp tác xã làm trọng tâm, chuỗi khép kín do Hợp tác xã làm đầu mối chủ động các khâu từ sản xuất giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Một số hợp tác xã (HTX) đã đạt kết quả cao trong việc ứng dụng mô hình này. Hợp tác xã Chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tâm duy trì tốt chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm thịt lợn sinh học. Quy mô chăn nuôi thường xuyên của chuỗi đạt 2500 con lợn thương phẩm/năm, sản lượng tiêu thụ 275 tấn thịt hơi/năm.

Chuỗi sản xuất và tiêu thụ gà Đồi Đông Yên với 53 thành viên tham gia, quy mô nuôi gà đẻ trứng chiếm 70% (trong đó chủ yếu là trứng gà ai Cập và gà siêu trứng), trung bình mỗi hộ nuôi từ 2.000 đến 40.000 con và 30% gà thịt thương phẩm chủ yếu là giống gà Hmông, gà ri và gà lai mía, trung bình mỗi hộ nuôi từ 2.000 đến 3.000 con. HTX thực hiện việc cung cấp con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các thành viên trong HTX. Trung bình hàng năm xuất ra thị trường 150 tấn thịt gà (toàn bộ là gà lông) và 330 triệu quả trứng. Các sản phẩm thịt, trứng và các sản phẩm đã qua chế biến (xúc xích, giò, chả…) được đóng gói đảm bảo an toàn thực phẩm với nhãn hiệu “Thịt lợn sinh học Quốc Oai” ; “Gà Đồi Đông Yên”; “ Trứng gà Nông sản an toàn Quốc Oai” thông qua các cửa hàng tiện ích bán lẻ, nhà hàng bếp ăn tại huyện Quốc Oai và một số quận nội thành, một số tình lân cận như: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên... Nhờ đó, thu nhập của thành viên hợp tác xã hằng tháng đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng...

Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Yên Hòa Phú Lê Đình Bình cho biết, có được kết quả như hôm nay là nhờ hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi theo quy trình khép kín, từ khâu chọn giống, chăm sóc, cho ăn, phòng bệnh theo từng giai đoạn phát triển của gà đến khi xuất bán, giết mổ, đóng gói đưa đến người tiêu dùng.

Bên cạnh tăng cường việc xây dựng chuỗi khép kín, UBND huyện xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, lấy các tổ chức nông dân (Chi hội/HTX/Hội) tại các vùng chăn nuôi tập trung, các xã chăn nuôi trọng điểm, các vùng sản xuất cây ăn quả, sản xuất chè, sản xuất rau tập trung của huyện làm trọng tâm từ đó lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để tạo thành chuỗi từ chăn nuôi, trồng trọt đến tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng hỗ trợ xúc tiến thương mại, thực hiện giải pháp nhằm kiểm soát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt trong đó đẩy mạnh ứng dụng mã QR code cho các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt từ đó giúp minh bạch thông tin của các chuỗi, đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được nguồn gốc sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Mô hình chăn nuôi công nghệ cao đã đưa kinh tế bà con nông dân khởi sắc. Một trong những xã thực hiện tốt mô hình này phải kể tới xã Cấn Hữu. Thống kê cuối năm 2020 toàn xã có 633 hộ chăn nuôi. Trong đó: 443 hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm với số lượng 705 nghìn con (546 nghìn con gà; 115 nghìn con vịt; 4 nghìn con ngan); 68 hộ chăn nuôi trâu bò với 148 con; 122 hộ chăn nuôi lợn 2.200 con (UBND xã đã tổ chức tiêu hủy 2.618 con lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong năm 2019)

  Trong vùng chăn nuôi tập trung xã Cấn Hữu với tổng số 65 trang trại. Chủ yếu chăn nuôi lợn và gia cầm, thủy cầm. Trong vùng chăn nuôi tập trung có 90% các hộ đầu tư chăn nuôi công nghiệp khép kín, trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 5.000 con đến 40.000 con/hộ, chủ yếu là chăn nuôi gà đẻ. Doanh thu từ 2 tỷ đồng/năm đến 16 tỷ đồng/năm. Thu nhập từ 500 triệu đồng/hộ đến 3,5tỷ đồng/hộ/năm, cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, các hộ đã cải tạo diện tích mặt nước để nuôi thả cá và trồng các loại cây ăn quả cho thu nhập từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm, trừ các chi phí cho thu lãi từ 250 - 300 triệu đồng.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi, Phó Trưởng phòng Kinh tế (UBND huyện Quốc Oai) Nguyễn Thị Sắc cho biết, từ năm 2015, UBND huyện đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập chuỗi liên kết trong sản xuất, chăn nuôi. Huyện hỗ trợ các mô hình về thủ tục thuê đất, xây dựng đề án bảo vệ môi trường, tập huấn kỹ thuật, bảo lãnh vay vốn ưu đãi, giới thiệu doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm... Nhờ vậy, đến nay, huyện Quốc Oai đã phát triển được hàng chục mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, từ thành công của các chuỗi liên kết trong chăn nuôi, hiện nay, UBND huyện Quốc Oai đã giao các phòng, ban chuyên môn nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi với các sản phẩm như: Nhãn chín muộn Đại Thành; rau an toàn Nghĩa Hương, Yên Sơn, Tân Phú; cá VietGAP, trứng gà sạch, thịt lợn sinh học Cấn Hữu, Hòa Thạch, Đông Yên... “Chỉ có sản xuất theo chuỗi mới giải quyết hiệu quả bài toán “được mùa - mất giá”, đem lại nguồn thu ổn định cho các hộ dân”.

Chương trình phối hợp với Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội.

HÀ LINH

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.