Sau ngày 21/9, Hà Nội sẽ thực hiện nới lỏng, nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh, chỉ phong tỏa 65 khu vực còn F0

Chia sẻ

Hà Nội sẽ không thực hiện phân theo 3 vùng mà nới lỏng giãn cách để tạo điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó, Thành phố sẽ tập trung quản lý chặt các điểm phong tỏa ở phạm vi nhỏ nhất, làm sao hạn chế tối đa những ảnh hưởng tác động đến nhân dân.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống Covid-19 thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh tại cuộc họpPhó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh tại cuộc họp giao ban Sở Chỉ huy với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã chiều ngày 16/9.

Thông tin trên được Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh tại cuộc họp giao ban trực tuyến của Sở chỉ huy với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố chiều 16/9.

Báo cáo tại giao ban, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết: Số ca mắc Covid-19 tính từ 18h ngày 15/9 đến 12h ngày 16/9 là 13 ca, trong đó 12 ca ở khu cách ly, 1 khu vực phong tỏa. Hiện nay, toàn TP còn 65 điểm phong tỏa. 

Về công tác xét nghiệm, TP đã lấy được hơn 4,1 triệu mẫu xét nghiệm, phát hiện 23 ca dương tính. Đến nay, tổng số vắc xin TP Hà Nội được phân bổ là hơn 5,3 triệu liều. Tính đến 15h ngày 16/9, toàn TP tiêm được thêm hơn 110 ngàn mũi vắc xin. Cộng dồn đến nay, TP đã tiêm được hơn 5,4 triệu liều, đạt 101% tổng số vắc xin được cấp. Trong đó, hơn 4,9 triệu mũi 1; Hơn 552 ngàn mũi 2, chiếm 80,72% người trong độ tuổi được tiêm chủng.

Hiện nay, toàn TP có 4.149 người còn cách ly tập trung; 1.180 người đang điều trị; Số người đã khỏi bệnh là 2.536 người đã ra viện; 32 trường hợp tử vong. Báo cáo tại giao ban, đại diện Công an thành phố Hà Nội cho biết trong ngày lực lượng đã xử lý 168 vi phạm phòng, chống dịch. Đặc biệt, hiện Công an thành phố Hà Nội vẫn duy trì 12 Tổ cơ động mạnh và hiện phát huy hiệu quả tích cực.

Đại diện Công an thành phố Hà Nội cũng cho biết, theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, các nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập, dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng của 19 quận, huyện, thị xã được mở cửa từ 12h trưa nay (16/9). Công an thành phố Hà Nội đề nghị Hà Nội cho phép tiếp tục triển khai công tác cấp giấy đi đường và duy trì các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn. Đặc biệt, đề nghị xác định rõ khu vực từng vùng để Công an Thành phố căn cứ để có cơ chế kiểm soát di chuyển.

Công an thành phố kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các quận, huyện, thị xã xác định rõ diện đối tượng người, phương tiện được phép ra đường; Cơ chế kiểm soát của từng vùng và liên vùng như thế nào cho hiệu quả. Còn đối với 67 chốt kiểm soát ra vào cửa ngõ thành phố, đề nghị UBND thành phố cũng có chỉ đạo cụ thể để lực lượng chức năng kiểm soát người và phương tiện cho hiệu quả.

Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị tại 19 quận, huyện, thị xã được mở cửa cần yêu cầu bắt buộc với các cơ sở kinh doanh khi mở cửa là phải tạo điểm quét QR code để khách đến mua hàng khai báo y tế. Có thể đưa đoàn thanh niên xuống hỗ trợ các cơ sở việc tạo mã QR.

Phát biểu chỉ đạo tại giao ban, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá cao sự vào cuộc chủ động, có trách nhiệm của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt Thành phố đánh giá và biểu dương các địa phương trong công tác xét nghiệm diện rộng và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; công tác đón tiếp các địa phương bạn đến hỗ trợ Thành phố được thực hiện chu đáo.

“Qua tiêm chủng, về cơ bản các địa bàn đã phủ hết mũi 1 vắc xin phòng Covid-19, đề nghị các địa phương rà soát lại đối tượng đã tiêm mũi 1 để trên cơ sở này tổ chức tiêm chủng mũi 2 cho nhân dân. Đề nghị Sở Y tế tiếp tục tham mưu cho Thành phố để đảm bảo vắc xin phủ tiếp tục mũi 2 vắc xin phòng Covid-19” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền giao nhiệm vụ.

Thành phố hiện còn 63 điểm phong tỏa cần phải đảm bảo kiểm soát chặt. Riêng với công tác cấp giấy đi đường, Thành phố đề nghị Công an Thành phố phối hợp với Bộ Công an để phối hợp tổ chức quản lý theo địa bàn dân cư…

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP, Hà Nội đã giãn cách lần thứ 4. Doanh nghiệp và người dân đều đã mệt mỏi và mong muốn dịch bệnh sớm được kiểm soát để phục hồi kinh tế. Thành phố cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như thu ngân sách…Từ đó, lãnh đạo TP đã có chủ trương sẽ kiện toàn lại Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19, các tiểu ban để giảm đầu mối. Trong đó, đặc biệt, sẽ có tiểu ban mới về việc phục hồi sản xuất kinh doanh và tiểu ban này sẽ nhanh chóng có kế hoạch cụ thể. TP sẽ không phong tỏa quy mô lớn, chỉ thực hiện quy mô hẹp để kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng vẫn tạo điều kiện tối đa đảm bảo hoạt động phục hồi kinh doanh và đời sống Nhân dân.

HẢI NAM

Tin cùng chuyên mục

Người lao động được lương bao nhiêu khi đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5?

Người lao động được lương bao nhiêu khi đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5?

(PNTĐ) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, người lao động đi làm thêm thì được tính tiền lương làm thêm giờ. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm thêm dịp nghỉ lễ, Tết hoặc ngày nghỉ có hưởng lương, được trả lương ít nhất bằng 300% so với lương ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm ban đêm, được trả ít nhất 390% lương, so với lương ngày làm việc bình thường.