Sinh nhật Bác, nhớ lời dặn của Người trước lúc đi xa

Hoàng Lan
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đúng vào những ngày này của 59 năm trước, vào dịp sinh nhật 75 tuổi, Bác Hồ đã đặt bút viết những dòng Di chúc đầu tiên mà Bác dung dị gọi đó là “mấy lời để lại” cho đồng bào và các đồng chí trong Đảng trước lúc đi xa - đi gặp cụ Các Mác - Lênin và các vị cách mạng tiền bối. Và vì thế, mỗi năm nhớ về sinh nhật Bác, chúng ta cũng nhớ tới những lời căn dặn quý báu ấy của Người.

Sinh nhật Bác, nhớ lời dặn của Người trước lúc đi xa - ảnh 1
Những di sản của Bác để lại đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị và mang tầm thời đại sâu sắc.
Ảnh tư liệu

Một cuộc đời đã trở thành huyền thoại
Thạc sĩ Đào Tuấn Anh, hiện đang công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, đã dành tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc làm này, không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp, mà còn xuất phát từ tình cảm thiết tha của anh cũng như mọi người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ. Anh chia sẻ, cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trang sử vàng của dân tộc Việt Nam và toàn thể những người yêu chuộng hòa bình của nhân loại. Người đã sống, cống hiến cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hòa bình, hạnh phúc của nhân dân toàn thế giới. 

Theo Thạc sĩ Đào Tuấn Anh, ít có lãnh tụ nào như Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn sống đã trở thành huyền thoại. Với nhân dân thế giới, từ lâu hai tiếng Việt Nam - Hồ Chí Minh đã trở nên quen thuộc và là biểu tượng bất diệt của tinh thần đấu tranh anh dũng cho những lý tưởng cách mạng cao đẹp nhất. Báo Chiến sĩ tự do của quân đội Ba Lan khi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Hồ Chí Minh là một trong những anh hùng của thời đại, của thế hệ chúng ta, là vị anh hùng dân tộc, đồng thời cũng là vị anh hùng của phong trào công nhân quốc tế. Người còn là vị anh hùng của cuộc đấu tranh cho tự do và tiến bộ của toàn thể loài người. Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một tượng đài bất tử cho tinh thần đấu tranh chống bất công, áp bức, tinh thần đấu tranh đòi lại sự tự do, độc lập, bình đẳng trên toàn thế giới.

Là một người cộng sản mẫu mực, suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chiến đấu không mệt mỏi để phát triển, củng cố và đoàn kết phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp G.Mácse (George Marchais) đã đánh giá: “Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại của thời kỳ quang vinh trong những năm đầu tiên của quốc tế thứ ba... là một trong những chiến sĩ tiên phong của chủ nghĩa cộng sản, một trong những người đã tổ chức và phát triển phong trào cách mạng khắp năm châu, bốn biển". Hồ Chí Minh đã nối sợi dây liên kết giữa Việt Nam với thế giới, thế giới với Việt Nam và giữa các quốc gia, dân tộc với nhau. 
Những lời căn dặn mang giá trị thời đại sâu sắc
Di chúc là tác phẩm chiếm nhiều thời gian nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Di chúc vào dịp sinh nhật 75 tuổi, từ ngày 10/5 đến ngày 15/5/1965. Vào các năm sau, 1966 và 1967, Người đọc lại, suy nghĩ rất nhiều từ bản “Tài liệu tuyệt đối bí mật” này. Năm 1968, lúc đã 78 tuổi, Người sửa chữa, bổ sung rất kỹ, có những đoạn gần như Người viết lại. Năm 1969, cũng vào dịp tháng 5 sinh nhật, Người sửa chữa lần cuối cùng. Bản văn 1.000 từ đã hoàn chỉnh và bốn tháng sau Người mãi mãi đi xa. 

GS Hoàng Chí Bảo chia sẻ: Cả một đời tiết kiệm bởi thương dân vô hạn, Người đã viết Di chúc trên cả mặt sau tờ tin tham khảo của Việt Nam thông tấn xã. Người đã viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Người “để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Người cũng “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Kết thúc bản Di chúc, Người bày tỏ điều mong muốn cuối cùng, đó là tâm nguyện của Người, “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Đó chính là những biểu hiện cao quý và cảm động về triết lý nhân sinh, triết lý sống và hành động của Người. 

Đặc biệt, trong Di chúc, có một tư tưởng lớn, cũng là mối quan tâm thường trực suốt đời Người: “Trước tiên nói về Đảng” và “Đầu tiên là công việc với con người". Bản viết năm 1965, Người căn dặn trước hết về Đảng, trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. 

Người còn nhấn mạnh, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Nói tới Đảng cầm quyền, Người đặt lên hàng đầu yêu cầu phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiêm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Chỉ trong đoạn văn ngắn nói về Đảng cầm quyền nêu trên, Người đã bốn lần nhấn mạnh chữ “thật”. Chỉ với một Đảng chân chính cách mạng như vậy mới có thể làm tròn sứ mệnh vẻ vang là giải phóng dân tộc, phát triển dân tộc tới chủ nghĩa xã hội và trọn đời phấn đấu hy sinh đem lại độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.

Theo GS Hoàng Chí Bảo, phấn đấu cho lợi quyền thực sự của dân, chăm lo tới đời sống hạnh phúc cho dân là khát vọng và hành động suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã từng nói, đó là ham muốn, ham muốn tột bậc của Người. Những ngày đầu xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa, Người, ngay trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời, ngày 3/9/1945 đã kêu gọi các vị Bộ trưởng ủng hộ Người một chủ trương, phát động ngay một việc: “Mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa là một bơ gạo, góp lại cứu dân nghèo, đói khổ” mà Người xin làm trước tiên.

Người cũng gửi thư cho toàn quốc đồng bào, chính quyền các cấp từ làng xã tới Trung ương, thông báo một quyết định của Người rằng, “Người sẽ nhận tất cả con liệt sĩ là con mình", đồng thời, nói đi đôi với làm, Người gửi toàn bộ tiền lương của Người sang Bộ trưởng Bộ Lao động cứu tế xã hội, lúc đó là bác sĩ Vũ Đình Tụng, một người ngoài Đảng, lại theo đạo Thiên Chúa để góp phần chăm lo cho các cháu.

Thạc sĩ Đào Tuấn Anh cho biết khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới người hiền, thế giới đặt ra nhiều câu hỏi lớn với Việt Nam: Sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ai sẽ tiếp tục? Công tác xây dựng nền tảng cơ bản cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ tiến hành ra sao? Tình đoàn kết quốc tế giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế sẽ tiếp tục thực hiện như thế nào?... Tất cả những điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dự liệu trong bản Di chúc lịch sử.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thay mình làm sợi dây gắn kết giữa các Đảng và các dân tộc trên thế giới. Người chia sẻ: “Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các Đảng anh em! Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các Đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình. Tôi tin chắc rằng các Đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”. 

 Có thể thấy rằng, giai cấp công nhân và nhân dân yêu chuộng hòa bình và những người tiến bộ thế giới đều nhìn nhận: Toàn bộ cuộc đời của vị lãnh tụ, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã hiến dâng cho sự nghiệp đấu tranh và đã đề ra cương lĩnh chiến đấu cho nhân dân. Những cương lĩnh và việc thực hiện những cương lĩnh đó đã đưa nước Việt Nam từ một nước đói khổ, tối tăm dưới ách thực dân lên hàng đầu các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và tự do.

Những di sản của Người để lại, đặc biệt là Di chúc của Người tới nay vẫn vẹn nguyên giá trị và mang tầm thời đại sâu sắc.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.