Tấm gương kiên trung mẫu mực

Chia sẻ

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ là người có tinh thần yêu nước, gắn bó trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Ngày 5/4/1980, ông được Quốc hội cử làm Quyền Chủ tịch nước . Trên cương vị này, ông đã ký lệnh Công bố Hiến pháp năm 1980, khẳng định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của công dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.

Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (giữa) và đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao Phong trào không liên kết ở Algérie tháng 9/1973 (ảnh tư liệu)Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (giữa) và đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao Phong trào không liên kết ở Algérie tháng 9/1973 (ảnh tư liệu).

Cả cuộc đời gắn bó với cách mạng dân tộc

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, năm 11 tuổi (năm 1921), Nguyễn Hữu Thọ sang du học tại trường Trung học Mignet (Pháp). Năm 1933, ông trở về nước làm việc tại một văn phòng luật sư người Pháp. Năm 1939, ông đỗ kỳ sát hạch của Luật sư Đoàn và trở thành luật sư mở văn phòng luật tại Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sài Gòn - Chợ Lớn. Tiếng tăm của vị luật sư trẻ tài năng luôn bênh vực lẽ phải đã lan khắp Nam Kỳ lục tỉnh.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã có tác động mạnh mẽ đến tình cảm và lý trí của người luật sư trẻ. Những phiên tòa do thực dân Pháp dựng lên để buộc tội các chiến sĩ khởi nghĩa Nam Kỳ đã giúp ông cảm nhận được lý tưởng và lòng yêu nước dũng cảm của những người cộng sản, thấy rõ bản chất đen tối, tàn bạo của chính quyền thực dân thuộc địa. Trong việc bào chữa cho các chiến sĩ yêu nước, cách mạng, hay những đồng bào bị địch đưa ra xét xử, ông không chỉ thể hiện tấm lòng yêu mến, kính trọng mà còn biểu lộ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu, chống lại kẻ thù. Ông đã dựa vào luật pháp của địch để tố cáo tội ác của chúng.

Cách mạng tháng 8/1945 bùng nổ đã thực sự mở cho Nguyễn Hữu Thọ con đường đi theo cách mạng để đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 16/9/1949, Nguyễn Hữu Thọ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Chỉ mấy tháng sau khi được kết nạp vào Đảng, ông đã phát huy vai trò của một đảng viên cộng sản hoạt động bí mật, trong phong trào đấu tranh của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn mà đỉnh cao là cuộc biểu tình nhân đám tang của học sinh Trần Văn Ơn (người phản đối thực dân Pháp và ngụy quyền Bảo Đại đàn áp dã man, giết hại nhiều học sinh). Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã nổ ra mạnh mẽ.

Góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Là Chủ tịch Quốc hội, điều đầu tiên ông lo lắng là làm sao cho nhân dân “được ăn no mặc ấm” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Ông nhận rõ một thực tế là nhân dân ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, lại vừa buộc phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở biên giới của Tổ quốc. Trước tình hình đó, ông đã đi khảo sát trực tiếp ở cơ sở và nhận thấy cung cách điều hành, quản lý trì trệ, cơ chế làm việc quan liêu, bảo thủ kéo dài, chậm cải tiến, đổi mới là một trong những nguyên nhân gây nên khó khăn về kinh tế-xã hội của đất nước, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Ông đã có những quan điểm, đề xuất quan trọng về quản ký kinh tế -xã hội, quản lý đất nước bằng pháp luật.

Là người có tri thức về luật học, ông rất chú trọng tới những vấn đề thực hiện quyền dân chủ của nhân dân thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông đã nhìn thấy những yếu kém trong hoạt động của bộ máy nhà nước, từ đó đưa ra những vấn đề có tính chỉ đạo để HĐND các cấp phải tập trung giải quyết, thực hiện nhằm xây dựng, tổ chức để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực của nhân dân ở cấp cơ sở, và là công cụ làm chủ của nhân dân lao động.

Sau khi thống nhất đất nước, ông được nhân dân bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII, và được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (tháng 6/1976), Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (tháng 4/1980), Chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tháng 7/1981). Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III MTTQVN tháng 11/1988, ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN. Tháng 8/1994, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV MTTQVN đã suy tôn đồng chí làm Chủ tịch danh dự của MTTQVN.

Những cống hiến của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đối với lĩnh vực xây dựng Hiến pháp, pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân không chỉ có giá trị về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và mang tính thời sự trong bối cảnh tình hình hiện nay.

BẢO NAM

Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

(PNTĐ) - Chiều 2/5, tại kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội đã xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021- 2026, đồng thời cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

(PNTĐ) - Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371; Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng các điều kiện cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

(PNTĐ) - 70 năm trôi qua, những bài học từ chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. Trong đó, phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng là một trong những bài học sâu sắc, to lớn nhất thời kỳ đổi mới.