Tăng trưởng tín dụng không như kỳ vọng, điều gì đang xảy ra với nền kinh tế?

Nhật Vy
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bất chấp việc nhiều ngân hàng đua nhau giảm lãi suất, tình hình tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức "thụt lùi" - tức là dòng tiền vào nền kinh tế chưa như mong đợi. Vậy điều gì đang xảy ra?

Tăng trưởng tín dụng thụt lùi

Ngày 20/2,Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đăng tải thông tin về Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024.

Theo nội dung đăng tải, NHNN định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Trước đó, ngày 31/12/2023, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổ chức tín dụng (TCTD), thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng nhằm cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Ngày 07/2/2024, NHNN tiếp tục ban hành công văn số 1088/NHNN-CSTT chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai, thực hiện các giải pháp đã được đề ra tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024 nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu ngay từ đầu năm, tăng cường rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục cấp tín dụng, tối ưu hóa áp dụng chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng,…

Song song với đó, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

Đầu năm 2024, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế.

Đến 31/1/2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục có xu hướng giảm. Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân các giao dịch phát sinh mới của các NHTM giảm lần lượt khoảng 0,15%/năm và 0,25%/năm so với cuối năm 2023.

NHNN cũng đã có công văn số 117/NHNN-CSTT ngày 7/2/2024 yêu cầu TCTD tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ của NHNN về vấn đề lãi suất và báo cáo tình hình công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân.

Ngoài ra, NHNN tiếp tục quyết liệt triển khai các chương trình, chính sách, giải pháp tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng, các ngành, hàng thiết yếu của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng.

NHNN cũng tích cực triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại các chương trình mục tiêu quốc gia. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác…

Tăng trưởng tín dụng không như kỳ vọng, điều gì đang xảy ra với nền kinh tế? - ảnh 1
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu khai mạc Hội nghị ngày 20/2 (ảnh: Cổng thông tin điện tử NHNN).

Một số nguồn tin dự Hội nghị cho biết, đến tháng 1/2024, tăng trưởng tín dụng giảm 0,6% so với cuối năm 2023.

Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế?

Tình hình kinh tế xã hội khó khăn dẫn đến nhu cầu vay giảm là lý do chủ yếu được nhiều ngân hàng viện dẫn để lý giải cho tình trạng tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thanh Tùng, tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank cho biết: Tăng trưởng tín dụng tháng 1/2024 của Vietcombank chỉ đạt 1,24 triệu tỷ đồng - giảm 2,23% so với cuối năm 2023 - tương đương giảm 30.000 tỷ đồng.

Ông Tùng cho rằng. Nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng giảm là do thu nhập của người dân giảm, thị trường bất động sản chưa có nhiều tích cực. Ngoài ra, đứt gãy nguồn cung toàn cầu cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa...

Tăng trưởng tín dụng không như kỳ vọng, điều gì đang xảy ra với nền kinh tế? - ảnh 2
Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank giảm đến 30.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023 (ảnh: Internet).

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Ngân hàng BIDV cũng cho rằng, tình hình kinh tế khó khăn, tài chính doanh nghiệp giảm sút, áp lực trả nợ tăng... khiến cho tăng trưởng tín dụng của BIDV giảm khoảng 25.000 tỷ đồng.

Trong khi dòng tiền vào nền kinh tế vẫn chưa như mong đợi, đại diện các ngân hàng cho rằng, giải pháp cho vấn đề này vẫn là giảm lãi suất và cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 13/5, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên đợt 19/5. Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vinh dự được trao tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng dịp này.
Biểu dương 80 điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

Biểu dương 80 điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

(PNTĐ) - Sáng 13/5, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016-2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2022-2025.
Hà Nội triển khai Kế hoạch tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội triển khai Kế hoạch tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

(PNTĐ) - Chiều ngày 13/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2025-2030 và Hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.
Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.