Tạo hành lang, lá chắn ngăn ma túy từ biên giới

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 26/5, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) chủ trì, phối hợp với Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng), Cục Nghiệp vụ và pháp luật (Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, Bộ Quốc phòng) và Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan, Bộ Tài chính) tổ chức hội nghị trao đổi thông tin giữa các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy cấp Trung ương, quý II năm 2025.

Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diễn lãnh đạo các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy của Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan.

Tạo hành lang, lá chắn ngăn ma túy từ biên giới - ảnh 1
Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phát biểu tại hội nghị.

Báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy cấp Trung ương Quý II, năm 2025 cho thấy, các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy đã quán triệt và triển khai thực hiện tích cực công tác phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy…; hỗ trợ lẫn nhau trong trao đổi, xử lý, xác minh thông tin ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệt đã phối xác lập, đấu tranh thành công chuyên án chung về triệt phá đường dây sản xuất trái phép chất ma túy quy mô lớn, được lãnh đạo các cấp ghi nhận, đánh giá cao.

Từ đầu năm 2025 đến nay, lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy đã phát hiện hơn 8.700 vụ, bắt giữ hơn 16.300 đối tượng phạm tội về ma túy; vật chứng thu giữ hơn 113 kg heroin, 614 kg cần sa, hơn 2,2 tấn + hơn 1,3 triệu viên ma túy tổng hợp, 3,7 tỷ đồng.

C04 phối hợp với các đơn vị phát hiện, bắt giữ 35 vụ, 207 đối tượng, thu giữ: hơn 1,6 tấn + 33.000 viên ma tuý tổng hợp, 44 kg heroin, 228 kg cần sa, gần 80 tấn hóa chất, tiền chất... cùng nhiều tài liệu có liên quan. Trong đó, có 2 vụ phối hợp với các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển, Hải quan.

Tạo hành lang, lá chắn ngăn ma túy từ biên giới - ảnh 2
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Lực lượng phòng, chống ma túy của Bộ đội Biên phòng đã chủ trì, phối hợp các lực lượng Công an, Hải quan phát hiện, bắt giữ, xử lý 273 vụ, 359 đối tượng, thu hơn 301 kg ma túy các loại và nhiều tang vật liên quan khác.

Lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy của Cảnh sát biển đã phối hợp với lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ma túy của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan đấu tranh 31 vụ án, bắt giữ 52 đối tượng. Tang vật thu giữ 3,9 kg heroin; 26 kg ma tuý tổng hợp.

Lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy bắt giữ: 76 vụ, 83 đối tượng. Tổng số ma tuý thu giữ là khoảng 1,9 tấn ma tuý các loại.

Dự báo thời gian tới, hoạt động của tội phạm ma tuý trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tạo áp lực lớn, tác động trực tiếp đến Việt Nam. Nguồn ma túy vẫn chủ yếu từ nước ngoài vận chuyển trái phép về Việt Nam tiêu thụ hoặc tiếp tục vận chuyển đi nước thứ ba với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động và tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn.

Tạo hành lang, lá chắn ngăn ma túy từ biên giới - ảnh 3
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: C04.

Để chủ động phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của tội phạm ma tuý, Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đề nghị các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy cấp Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt là các đồng bào dân tộc vùng biên giới, ngư dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia các phong trào toàn dân phòng, chống ma túy, tạo hành lang, lá chắn từ biên giới, trên biển ngăn chặn từ xa nguồn ma túy thẩm lậu vào Việt Nam qua địa bàn này..

Tăng cường phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa 4 lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy trong ngăn chặn ma túy tại khu vực biên giới, cửa khẩu, trên biển, tạo thế trận thống nhất, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy, khu vực biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở và tại các cảng hàng không, cảng biển.

Phối hợp mở các đợt cao điểm tuyên truyền, tấn công, trấn áp tội phạm ma túy, xây dựng các phương án, kế hoạch đấu tranh, giải quyết tình hình tội phạm phức tạp ở các tuyến, khu vực, địa bàn trọng điểm, nhất là tuyến biên giới, tuyến đường hàng không, các khu vực biển trọng điểm, cảng biển lớn.

Trung tướng Nguyễn Văn Viện đề nghị tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm ma túy nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ xác minh, tăng cường kiểm soát ma túy, tiền chất… Từ đó, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống ma túy giữa cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế, đảm bảo nguyên tắc bám sát định hướng, mục tiêu phát triển, phù hợp và hài hòa với quy định, thông lệ, điều kiện và mục tiêu của các bên. 

Ngoài ra, thường xuyên xây dựng mối quan hệ hiểu biết, đoàn kết, gắn bó chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp đấu tranh một số chuyên án, vụ án về ma túy điển hình.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2025 tìm giải pháp cho tương lai báo chí trong kỷ nguyên số

Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2025 tìm giải pháp cho tương lai báo chí trong kỷ nguyên số

(PNTĐ) - Chiều 19/6, tại Hà Nội, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc lần thứ II năm 2025 đã chính thức khai mạc. Sự kiện là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), quy tụ  gần 1.000 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà báo trong và ngoài nước, cùng nhau đối thoại, thảo luận, đề xuất các giải pháp phát triển báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn.
Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, đồng thời khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng. Trong suốt hành trình ấy, báo chí Thủ đô Hà Nội đã khẳng định vị trí tiên phong, bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò “ngòi bút sắc bén” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.
Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

(PNTĐ) - Trả lời chất vấn của đại biểu về việc bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết của Đảng và Nhà nước. Bộ Tài chính đang chuẩn bị đồng bộ các điều kiện pháp lý và công nghệ để hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thuận lợi, giảm thiểu gánh nặng về chi phí và thủ tục hành chính.
Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, nơi khát vọng vươn cao, hội nhập và thịnh vượng trở thành mục tiêu xuyên suốt. Xuyên suốt hành trình ấy, vai trò tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, văn hóa không chỉ được khẳng định mà còn trở nên cấp thiết với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao hơn. Báo chí không chỉ đơn thuần là công cụ phản ánh hiện thực, mà phải thực sự là lực lượng xung kích, đi trước một bước, chủ động định hướng, dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

(PNTĐ) - Sáng 19/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn 5 vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bao gồm các giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thu hút FDI, cơ chế chính sách thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế...