Thách thức trong duy trì và nâng cao sức hút của Giải báo chí Quốc gia

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết 17 năm giải báo chí quốc gia và chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại tỉnh Hòa Bình sáng 16/11/2023, các đại biểu đã thảo luận xung quanh chủ đề thách thức trong việc duy trì và nâng cao sức hút của giải báo chí quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số.

Đời sống báo chí đang chuyển biến khác biệt

Theo Phó Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Quân đội Nhân dân Nguyễn Văn Hải, Giải báo chí Quốc gia là giải báo chí có tuổi đời lâu nhất, có sức ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống báo chí và đội ngũ những người làm báo trong cả nước. Hiện nay, Giải báo chí Quốc gia có 11 nhóm giải. Theo đó, báo in có ba nhóm giải gồm: Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn; giải xã luận, bình luận, chuyên luận; giải phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép. Phát thanh có 2 nhóm giải gồm: Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề, phát thanh tổng hợp; giải phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký. Truyền hình có 3 nhóm giải gồm: Giải tin, phóng sự, ký sự; giải bình luận, giao lưu, tọa đàm; giải phim tài liệu truyền hình. Báo điện tử có 2 nhóm giải gồm: Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến; giải phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép. Ảnh báo chí có 1 nhóm giải là giải ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh.

Thách thức trong duy trì và nâng cao sức hút của Giải báo chí Quốc gia - ảnh 1
Các đại biểu trao đổi ý kiến tại Hội nghị

Trong bối cảnh công nghệ truyền thông số phát triển mạnh mẽ; đời sống báo chí có những chuyển biến khác biệt so với trước đây; nhiều hình thức truyền thông mới ra đời; nhiều thể loại báo chí truyền thống có sự đan xen, giao thoa nhau; nhiều loại hình báo chí không còn đứng đơn lẻ như trước đây mà có sự gắn kết, tương tác, xâm nhập vào nhau trên không gian số;

Theo nhà báo Nguyễn Văn Hải, tất cả những vấn đề nêu trên đều có tác động đến việc duy trì và nâng cao sức hút của Giải báo chí Quốc gia trong những năm tới. Nhà báo Nguyễn Văn Hải đặt câu hỏi: Trong bối cảnh công nghệ truyền thông số phát triển mạnh mẽ, nhiều hình thức truyền thông mới ra đời, việc duy trì cơ cấu Giải báo chí Quốc gia với 11 nhóm giải như hiện nay liệu còn phù hợp không? Nhiều hình thức truyền thông xuất hiện trên nền tảng công nghệ số, môi trường mạng đã được các cơ quan báo chí sử dụng, phát huy hiệu quả có được coi là thể loại báo chí mới và có được đưa vào cơ cấu giải thưởng không? 

Theo nhà báo Nguyễn Văn Hải, báo in từng được coi là “báo gốc”, “báo mẹ” của các loại hình báo chí khác, nhưng những năm gần đây đang bị suy giảm nặng nề về số lượng phát hành và khó khăn trong việc tiếp cận với đông đảo công chúng, nhất là công chúng trẻ. Trong khi đó, nhiều thể loại được coi là làm nên bản sắc, “linh hồn” của báo in như chuyên luận, xã luận, phóng sự, ghi chép, phóng sự điều tra... dù được đầu tư nhiều công sức, chất xám, lao động báo chí của các nhà báo và các tòa soạn, nhưng do thị hiếu tiếp nhận thông tin báo in của công chúng hiện nay thay đổi nên những thể loại báo chí này đang có xu hướng co lại và chưa đủ sức tác động, lan tỏa thông tin rộng rãi trong xã hội như trước đây. Nhà báo Nguyễn Văn Hải đặt câu hỏi, làm thế nào để giữ gìn, tôn vinh, lan tỏa thể loại báo chí đặc sắc, có tính chất văn bia này để qua đó góp phần tạo động lực, khuyến khích tinh thần lao động lăn xả, dấn thân, sáng tạo của những người cầm bút chân chính? 

Cần sự thay đổi trong Giải báo chí Quốc gia

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, cần có sự thay đổi về cơ cấu giải để đáp ứng thực tiễn đời sống báo chí. Từ chỗ có 620 cơ quan báo chí in vào năm 2006, nay con số đó đã tăng lên hơn 800. Có hơn 40.000 người công tác trong ngành báo chí, trên 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, số hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đã lên tới gần 25.000, so với 10.000 nhà báo được cấp thẻ và gần 15.000 hội viên vào năm 2006. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự hội tụ các phương tiện truyền thông, thì thể loại báo điện tử trên mạng internet đã trở thành đội quân tiên phong, chiếm lĩnh “trận địa thông tin” nhờ đặc thù trực tuyến (online), sự tương tác mạnh mẽ, tốc độ lan truyền nhanh, tác động rộng rãi đến công chúng. Chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong nhiều cơ quan báo chí, với nhiều phương thức làm báo hiện đại, ứng dụng công nghệ cao được áp dụng. Theo bà Hằng, cơ cấu giải do đó cần hướng đến dung nạp thêm nhiều sản phẩm báo chí với phương thức thể hiện mới, đang được công chúng đón nhận rộng rãi.

Thách thức trong duy trì và nâng cao sức hút của Giải báo chí Quốc gia - ảnh 2
Hội nghị được tổ chức nhằm phân tích, đánh giá kết quả đạt được qua 17 năm tổ chức Giải Báo chí Quốc gia

Bà Hằng cũng cho rằng, cùng với việc mở rộng cơ cấu giải, số lượng giải cũng cần được tăng lên tương ứng. Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, cấp thêm kinh phí cho Giải báo chí Quốc gia, song kinh phí trao cho các tác giả đoạt giải còn hạn chế, nhất là khi tăng cơ cấu, số lượng giải. Ngoài ra, đối với nhiều loại hình báo chí đa phương tiện cũng như phương thức làm báo hiện đại, số tác giả cùng hợp tác tham gia vào sản xuất một tác phẩm báo chí những năm gần đây có xu hướng tăng lên, kinh phí sản xuất tác phẩm cũng tăng do ứng dụng công nghệ hiện đại. Do đó, mức giải thưởng cần được tăng lên để kịp thời cổ vũ, động viên, tôn vinh lao động sáng tạo của các nhà báo. Đó cũng là động lực quan trọng thu hút thêm các loại hình báo chí và động viên những người làm báo tham gia, đáp ứng yêu cầu phát triển và nhiệm vụ ngày càng cao của báo chí nước nhà trong sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, phục vụ tích cực, có hiệu quả hơn nữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.