Theo phương án mới, Hà Nội sẽ cần khoảng 1.800 tỷ đồng miễn giảm học phí

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 22/5, Quốc hội thảo luận tại tổ, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, HĐND thành phố đã ban hành các nội dung liên quan đến miễn, giảm học phí. Tổng số tiền miễn, giảm học phí hiện nay là khoảng 800 tỷ đồng. Nếu thực hiện theo phương án mới, dự kiến thành phố Hà Nội sẽ cần khoảng 1.800 tỷ đồng, trong đó sẽ phải bù thêm khoảng 1.000 tỷ đồng.

Giáo dục cũng là quốc sách hàng đầu

Đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân là những chính sách an sinh xã hội rất quan trọng.

Theo phương án mới, Hà Nội sẽ cần khoảng 1.800 tỷ đồng miễn giảm học phí - ảnh 1
hủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thảo luận

Đại biểu nhấn mạnh: "Giáo dục cũng là quốc sách hàng đầu… Nếu chúng ta làm tốt việc này cũng sẽ có ý nghĩa rất lớn về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội” và cho biết, theo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị đang tiếp tục chuẩn bị một số nội dung quan trọng liên quan đến các nghị quyết về giáo dục, đào tạo, y tế.

Theo đại biểu, đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thành phố Hà Nội rất quan tâm từ kinh phí, ngân sách cho đến việc thực hiện các nội dung liên quan.

Trong thời gian qua, Trung ương cũng đã có các chỉ đạo và thành phố đã thực hiện nghiêm túc. Thời gian qua, Hà Nội đã dành rất nhiều nguồn lực cho cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Đồng chí Bí thư Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã chỉ đạo và dành nguồn lực lớn cho giáo dục. Nhiệm kỳ vừa qua là 49.200 tỷ đồng, nhiệm kỳ hiện tại là 41.000 tỷ đồng cho việc thực hiện các hạng mục về di tích lịch sử, cơ sở y tế và đặc biệt là xây dựng trường công lập, cơ sở giáo dục.”, đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay.

Trong thời điểm dịch Covid-19, thành phố cũng đã dành hơn 1.000 tỷ đồng để miễn học phí cho các đối tượng người nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

Theo phương án mới, Hà Nội sẽ cần khoảng 1.800 tỷ đồng miễn giảm học phí - ảnh 2
Quang cảnh thảo luận tổ (ảnh Phạm Thắng)

Vừa qua HĐND thành phố đã ban hành các nội dung liên quan đến miễn, giảm học phí. Tổng số tiền miễn, giảm học phí hiện nay là khoảng 800 tỷ đồng. Nếu thực hiện theo phương án mới, dự kiến thành phố Hà Nội sẽ cần khoảng 1.800 tỷ đồng, trong đó sẽ phải bù thêm khoảng 1.000 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay: “Tôi thấy lần này, chính sách hỗ trợ không chỉ áp dụng với các trường công lập mà còn cả trường dân lập và tư thục, hướng đến chi trả trực tiếp cho người học là nội dung phù hợp. Thành phố Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu triển khai sớm nội dung này”.

Ngoài ra, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã giao thêm nhiệm vụ cho thành phố tiếp tục nghiên cứu chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh. Điều đó cho thấy, thành phố Hà Nội đã và đang xác định rõ trách nhiệm, chủ động, bài bản trong quá trình chuẩn bị và thực hiện.

Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội đang nghiên cứu, báo cáo Thành ủy và HĐND để triển khai chủ trương nhân văn, có ý nghĩa thiết thực nêu trên. Thành phố Hà Nội cũng rất trách nhiệm trong việc thực hiện các chủ trương về giáo dục - đào tạo. Không chỉ thực hiện trong địa bàn mình, Hà Nội còn hỗ trợ các tỉnh, thành phố khác trong việc xây dựng trường học, sửa chữa các cơ sở còn khó khăn.

Theo phương án mới, Hà Nội sẽ cần khoảng 1.800 tỷ đồng miễn giảm học phí - ảnh 3
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thảo luận (ảnh Phạm Thắng)

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (đại biểu đoàn Hà Nội) cảm ơn Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã dành sự quan tâm, chăm sóc đối với giáo dục trên địa bàn. Số lượng học sinh trên địa bàn Thủ đô rất lớn, chiếm xấp xỉ 10% học sinh của cả nước và 10% cơ sở giáo dục cả nước. Trong khi đó, công tác giáo dục của Thủ đô lại yêu cầu rất cao, đòi hỏi mục tiêu lớn và chiếm phần quan trọng trong giáo dục mũi nhọn của cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: “Sự quan tâm của lãnh đạo thành phố đối với giáo dục trên địa bàn không chỉ có ý nghĩa đối với giáo dục Thủ đô mà còn tác động rất quan trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của cả nước”.

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, đồng thời khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng. Trong suốt hành trình ấy, báo chí Thủ đô Hà Nội đã khẳng định vị trí tiên phong, bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò “ngòi bút sắc bén” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.
Dấu ấn của phụ nữ trong hành trình 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Dấu ấn của phụ nữ trong hành trình 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) -  “Ngược dòng lịch sử báo chí nước nhà, từ những trang báo đầu tiên như Nữ giới chung (năm 1919) do bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút - đến Tiếng gọi phụ nữ (năm 1945), Phụ nữ Việt Nam (1948), Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh (1975), Phụ nữ Thủ đô (1986)… dòng báo chí nữ luôn đồng hành, phản ánh, dẫn dắt và cổ vũ cho sự nghiệp giải phóng và phát triển của phụ nữ Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử”, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh tại Hội thảo “Phụ nữ với 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam”.
Báo chí phải là lực lượng tiên phong lan tỏa những giá trị tốt đẹp, cổ vũ tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc

Báo chí phải là lực lượng tiên phong lan tỏa những giá trị tốt đẹp, cổ vũ tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc

(PNTĐ) - Trong suốt 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ chiến đấu, góp phần vào tiến trình cách mạng Việt Nam và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Và khi mục tiêu độc lập, tự do đã trở thành hiện thực, báo chí Việt Nam vẫn giữ sứ mệnh là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chấn hưng văn hóa, xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

(PNTĐ) - Trả lời chất vấn của đại biểu về việc bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết của Đảng và Nhà nước. Bộ Tài chính đang chuẩn bị đồng bộ các điều kiện pháp lý và công nghệ để hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thuận lợi, giảm thiểu gánh nặng về chi phí và thủ tục hành chính.
Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, nơi khát vọng vươn cao, hội nhập và thịnh vượng trở thành mục tiêu xuyên suốt. Xuyên suốt hành trình ấy, vai trò tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, văn hóa không chỉ được khẳng định mà còn trở nên cấp thiết với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao hơn. Báo chí không chỉ đơn thuần là công cụ phản ánh hiện thực, mà phải thực sự là lực lượng xung kích, đi trước một bước, chủ động định hướng, dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.