Tiếp bước, phát huy chiến công của nữ điệp báo anh hùng Nguyễn Thị Lợi

Chia sẻ

Chiều ngày 19/10, Công an thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức buổi tọa đàm truyền thống với chủ đề “Lực lượng Công an Thủ đô tiếp bước, phát huy chiến công của nữ điệp báo Anh hùng Nguyễn Thị Lợi".

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tại buổi tọa đàmChương trình nghệ thuật đặc biệt tại buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm có sự tham dự của Thượng tướng Bùi Văn Nam, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Hoàng Ngọc Nhất, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa; Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bình Ban, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử CAND; Đại tá Lương Thúy Bình, nguyên Chủ tịch Hội phụ nữ đầu tiên của Bộ Công an, nguyên Cục trưởng Cục Công tác Đảng, Bộ Công an; lãnh đạo một số cục nghiệp vụ Bộ Công an; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học.

Lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội có đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.

Về phía CATP có đồng chí Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP; các đồng chí Phó Giám đốc: Thiếu tướng Đào Thanh Hải; Đại tá Trần Ngọc Dương; Thiếu tướng Bạch Thành Định, nguyên Phó giám đốc CATP.

Trung tướngTrung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội khai mạc tọa đàm.

Phát biểu khai mạc tạo đàm,Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết:  Công an thành phố tổ chức tọa đàm về gương anh dũng hy sinh của nữ anh hùng Nguyễn Thị Lợi trong không khí lịch sử của những ngày Tháng 10: Kỷ niệm 67 năm Giải phóng Thủ đô 10/10, Kỷ niệm 91 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10; chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với 399 liệt sỹ Công an Thủ đô, trong đó có 8 nữ liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự

Trong những trang lịch sử vẻ vang của mình, CATP Hà Nội luôn lập được nhiều chiến công, thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp to lớn, góp phần tô thắm lá cờ truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân; góp phần tạo nên một “Hà Nội linh thiêng và hào hoa”, “Hà Nội ngàn năm văn hiến và Anh hùng”, “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, “Hà Nội - Thành phố vì Hòa bình”...Một trong những chiến công làm nức lòng quân và dân cả nước, mang dấu ấn lịch sử của ngành Tình báo, đó là vụ đánh đắm Thông báo hạm Amyot D'Inville ngày 27/9/1950 tại vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hỏa của Tổ Điệp báo A13.

Giám đốc CATP Hà Nội khẳng định, hơn 71 năm đã đi qua, nhưng chiến công chói ngời này vẫn luôn là biểu tượng cao đẹp, bài học quý báu cho biết bao thế hệ cán bộ tình báo Công an nhân dân về sự quả cảm, mưu trí, sáng tạo, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Chiến công của một kế hoạch gần như hoàn hảo của ngành Tình báo CAND đã gắn liền với tên tuổi của các đồng chí trong Tổ điệp báo A13, trong đó có sự hy sinh dũng cảm của nữ điệp báo Anh hùng Nguyễn Thị Lợi.

Các đại biểu tham gia tọa đàmCác đại biểu tham gia tọa đàm.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung nhắc lại, hội thảo do Bộ Công an tổ chức năm 1995 tại Công an tỉnh Thanh Hóa có mặt đầy đủ các nhân chứng, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử trong lĩnh vực an ninh, tình báo và tất cả đã khẳng định chiến công đánh đắm Thông báo hạm Amyot D'Inville tại vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hóa của Tổ Điệp báo A13 là chiến công “độc nhất vô nhị”, bản anh hùng ca bất hủ của lịch sử lực lượng Tình báo Công an nhân dân Việt Nam nói chung và Tình báo Công an Hà Nội nói riêng.

Thông báo hạm lớn nhất Đông Dương bị nổ tung ngoài biển Sầm Sơn, nhấn chìm 200 tên lính và sĩ quan Pháp, cùng hàng trăm tấn vũ khí đã gây cho phía địch tổn thất nặng nề, nội bộ mâu thuẫn, nghi kỵ lẫn nhau, cơ quan tình báo sừng sỏ của địch không hề hay biết đã thể hiện sự tài tình, mưu lược đỉnh cao của tỉnh hoa trí tuệ Việt Nam.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung nhấn mạnh: “Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, ôn lại quá khứ để tri ân, tôn vinh những chiến công lịch sử, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết và nhân lên sức mạnh tinh thần trong chiến đấu, lao động, học tập, rèn luyện và công tác với khẩu hiệu: “Còn Đảng thì còn minh”, “Thức cho dân ngủ ngon. gác cho dân vui chơi”, “Vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân”.. mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ Công an Thủ đô càng phải nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình, chủ động đổi mới tư duy, trau dồi bản lĩnh, trí tuệ, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Anh hùng”

Tại tọa đàm, các đại biểu và khách mời đã ôn lại cuộc đời vẻ vang của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi. Ghi nhận chiến công của đồng chí, ngày 3-8-1995, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng cho nữ điệp viên Nguyễn Thị Lợi danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tin, ảnh: THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.