Việc cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà đã dần ổn định, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn Bộ Y tế

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 4/11, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, trả lời câu hỏi về tình trạng thiếu nước sạch không chỉ ở khu đô thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết: Đến sáng 30/10/2023, việc cấp nước cơ bản ổn định, đơn vị cấp nước phối hợp với Ban quản trị tiến hành thau rửa bể định kỳ; chất lượng nước sạch đầu nguồn cấp qua công tác lấy mẫu xét nghiệm đều đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế.

Việc cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà đã dần ổn định, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn Bộ Y tế - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải trả lời báo chí

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, về quy hoạch cấp nước nói chung, Thành phố Hà Nội có 2 thời điểm quy hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Đó là Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013: Khu đô thị Thanh Hà được cấp nguồn từ hệ thống cấp nước tập trung và được điều chỉnh tại Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 6/4/2021: Khu vực Hà Đông và phía Nam Hà Nội được cấp bổ sung từ nguồn Nhà máy nước Xuân Mai. Với quy hoạch này, khu đô thị Thanh Hà, khu vực Hà Đông, phía Nam Hà Nội được cấp nước từ Nhà máy nước mặt sông Đà; sau đó bổ sung thêm từ nguồn Nhà máy nước mặt Xuân Mai. Tuy nhiên, đến nay tuyến ống truyền dẫn DN800 trên đường Vành đai 3.5 và Vành đai 4 chưa được đầu tư xây dựng; Nhà máy nước mặt Xuân Mai đang triển khai.

Để cấp nguồn cho dự án, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông đã có văn bản về việc cấp nước cho dự án khoảng 1.000 m3/ngđ. Để cung cấp đủ nước sạch cho khu đô thị Thanh Hà, năm 2018, UBND thành phố đã có văn bản chấp thuận chủ trương cho phép Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà nghiên cứu triển khai trạm cấp nước cục bộ với công suất 5.000 m3/ngđ. Tuy nhiên, từ tháng 6/2021, chất lượng nước sẽ phải áp dụng theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018 của Bộ Y tế, Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà đã điều chỉnh khai thác nước ngầm với sản lượng khoảng (1.000-1.500 m3/ngđ) và bổ sung nguồn từ Nhà máy nước sông Đuống khoảng (2.000-3.000) m3/ngđ thông qua tuyến ống cấp nước của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông để cấp nước cho người dân Khu đô thị Thanh Hà.

Thời điểm hiện nay, Khu đô thị Thanh Hà có quy mô dân số khoảng 26.500 người với lưu lượng dùng nước khoảng 3.500 m3/ngđ và việc cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà (từ tháng 10/2018 đến 10/10/2023) là từ 2 nguồn, gồm nguồn Nhà máy nước mặt sông Đuống và nguồn nước ngầm tự khai thác.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu nước sạch tại KĐT Thanh Hà chủ yếu là do Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà điều chỉnh sản lượng khai thác nước ngầm (từ 3.000-3.500 me /ngđ còn 1.000 m3/ngđ để đảm bảo chất lượng nước sạch theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018 của Bộ Y tế, kết hợp với áp lực nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đuống để cấp nước cho KĐT Thanh Hà cũng giảm, không đủ lượng nước cung cấp đến cuối nguồn (KĐT Thanh Hà).

Từ ngày 26/9 đến 9/10/2023, nguồn Nhà máy nước mặt sông Đuống không đủ điều tiết về khu đô thị Thanh Hà (do nhu cầu tăng, KĐT Thanh Hà cuối nguồn) nên việc cấp nước cho khu đô thị buộc phải sử dụng toàn bộ nguồn nước ngầm.

Từ ngày 14/10/2023, việc sử dụng nguồn nước ngầm của Công ty Cổ phần Nước sạch Thanh Hà dừng hẳn do chất lượng nước chưa đảm bảo, dẫn tới bị thiếu hụt nguồn cấp cho KĐT Thanh Hà. Sau khi xảy ra sự cố này, Thành ủy, UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng cùng với các đơn vị, quận, huyện triển khai, rà soát và xử lý các vấn đề liên quan đến cung cấp nước sạch cho người dân. Cụ thể, Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông để cấp nguồn cho Khu đô thị Thanh Hà.

Cung với đó, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội tăng khai thác tối đa công suất các nguồn nước ngầm Công ty đang quản lý để giảm sử dụng nguồn nước mặt sông Đuống (lượng nước giảm sử dụng của sông Đuống sẽ điều chuyển về Hà Đông cấp cho khu đô thị Thanh Hà).

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông phối hợp hỗ trợ Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà và Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 (chủ đầu tư KĐT Thanh Hà) để vận hành điều tiết cấp nước cho các khu vực trong Khu đô thị Thanh Hà thông qua trạm tăng áp trong khu đô thị nhằm điều tiết nguồn nước cấp về khu đô thị đến các tòa nhà; cấp nước bổ sung bằng xe stec cho những khu vực thiếu nước trong khu đô thị Thanh Hà.

Trong khi đó, UBND huyện Thanh Oai, UBND quận Hà Đông tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch tại Khu đô thị Thanh Hà. Triển khai thực hiện quy chế phối hợp, tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả tránh lãng phí, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Về phía Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà cũng triển khai nhiều giải pháp, trong đó phối hợp Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 xây dựng kế hoạch cải tạo trạm cấp nước cục bộ trong KĐT đảm bảo công suất và chất lượng nước; phối hợp với Ban quản trị tòa nhà xây dựng kế hoạch vệ sinh, khử trùng các bể ngầm, bể mái tại khu đô thị. Đồng thời, Sở Y tế chỉ đạo CDC Hà Nội tổ chức lấy mẫu nước tại các điểm cấp nguồn, các điểm cấp nước vào các bể chứa, bể ngầm, bể mái và hộ gia đình theo quy định, công khai kết quả kiểm tra.

Việc cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà đã dần ổn định, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn Bộ Y tế - ảnh 2
Phó Chủ tịch UBDN thành phố Hà Minh Hải trả lời báo chí

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cho biết, từ ngày 13-18/10 điều tiết lưu lượng từ (1.000-2.000)m3/ngđ từ nguồn tập trung nhưng trạm cục bộ nguồn cấp nước nên thiếu nước cục bộ. Từ ngày 19-23/10 đã điều tiết nguồn nước mặt sông Đuống cấp cho KĐT Thanh Hà tăng lên từ (2.700-3.500)m3/ngđ) và triển khai cấp nước luân phiên, cấp nước theo giờ và xe stec. Người dân đã được cung cấp nước để sử dụng theo giờ và tích trữ sử dụng trong ngày.

Từ 26/10 đến nay lưu lượng nguồn sông Đuống cấp về KĐT Thanh Hà tiếp tục duy trì từ 5.700m3/ngđ và giảm xuống 3.800m3/ngđ do các bể ngầm, bể mái đã đầy nước. Đến sáng 30/10/2023, việc cấp nước cơ bản ổn định, đơn vị cấp nước phối hợp với ban quản trị tiến hành thau rửa bể định kỳ. Đến nay việc cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà đã ổn định; chất lượng nước sạch đầu nguồn cấp về cho Khu đô thị Thanh Hà qua công tác lấy mẫu xét nghiệm đều đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 01-1:2018/BYT.

Về các giải pháp đảm bảo cấp nước cho Khu đô thị Thanh Hà trong thời gian tới của thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thành phố đã giao cho Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống, sông Đà phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông để cấp nguồn cho KĐT Thanh Hà với lưu lượng ổn định khoảng 3.500m3/ngđ. 

Việc cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà đã dần ổn định, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn Bộ Y tế - ảnh 3
Nhà báo Hoàng Lê (VOV) đặt câu hỏi về tình hình cấp nước sạch cho KĐT Thanh Hà

Công ty nước sạch Hà Nội duy trì khai thác nguồn nước ngầm để điều tiết cân đối giảm nguồn sông Đuống; Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà nghiên cứu tăng tối đa công suất; Về lâu dài để đảm bảo cấp nước ổn định cho KĐT Thanh Hà, yêu cầu Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 phối hợp với Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà khẩn trương xây dựng kế hoạch cải tạo Trạm cấp nước cục bộ trong KĐT đảm bảo công suất đã được chấp thuận với chất lượng nước theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018 của Bộ Y tế hoàn thành trước ngày 31/10/2024; thực hiện công tác nội kiểm, thông báo công khai cho người dân.

UBND thành phố giao các Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao kiểm tra, rà soát, đôn đốc Chủ đầu tư các dự án nguồn (các Dự án: Nhà máy nước mặt sông Hồng; Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II (Hợp phần 2); Dự án đầu tư xây dựng nâng công suất Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì; Nhà máy nước Xuân Mai tại Hòa Bình...) đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; kịp thời tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND thành phố để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án phát triển nguồn nước hoặc quyết liệt chấm dứt, thu hồi các dự án chậm triển khai, Chủ đầu tư không đảm bảo năng lực thực hiện dự án.

Thành phố cũng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, đôn đốc, giám sát các đơn vị cấp nước trên địa bàn theo kế hoạch cấp nước, phạm vi cấp nước đã được UBND thành phố chấp thuận, khẩn trương xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng mạng cấp nước đảm bảo đến năm 2025, tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch 100% từ nguồn nước tập trung của thành phố.

Trong đó, các Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án phát triển mạng cấp nước phục vụ nhân dân, kịp thời tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND thành phố các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có); báo cáo UBND Thành phố xem xét chấm dứt đối với các Nhà đầu tư đã được UBND Thành phố chấp thuận phân vùng cấp nước nhưng chậm triển khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành trong cuối năm 2023.

Đối với việc cấp nước tại một số khu vực gặp khó khăn về nguồn nước trên địa bàn, thành phố giao Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã kịp thời có phương án khắc phục, xử lý phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; đề xuất UBND thành phố xem xét đưa vào danh mục đầu tư công đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận nguồn nước tập trung.

Đối với các đơn vị cấp nước trên địa bàn thành phố phải khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình và phương án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, mạng cấp nước theo quy hoạch. Đồng thời, kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án cấp nước, mạng cấp nước theo quy hoạch. Cùng với đó là chủ động các phương án khắc phục khi xảy ra tình hình thiếu nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Theo ông Hà Minh Hải, UBND thành phố tiếp tục phối hợp và đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các Dự án: Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 2; Nhà máy nước Xuân Mai để nâng công suất nguồn nước sạch sản xuất bổ sung nước mặt, hạn chế khai thác nước ngầm theo lộ trình đã đề ra.

 

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.