Hội thảo khoa học quốc gia "Phát huy vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới"

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hội thảo khoa học quốc gia "Phát huy vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới" nhằm tiếp tục đánh giá sâu sắc hơn việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng đối với công tác phụ nữ, nhất là Nghị quyết 11 (2007) về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị 21 (2018) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới.

Hội thảo do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức chiều ngày 14/12, tại Hà Nội. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo. Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh: Hội thảo khoa học quốc gia "Phát huy vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới" nhằm tiếp tục đánh giá sâu sắc hơn việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng đối với công tác phụ nữ, nhất là Nghị quyết 11 (2007) về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị 21 (2018) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới.

Trên cơ sở đó nhìn nhận đầy đủ, sâu sắc, toàn diện về vai trò của phụ nữ Việt Nam và công tác phụ nữ trong thời đại mới, tiếp tục góp phần hiện thực hóa tốt hơn đường lối, chủ trương của Đảng, phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của các tầng lớp phụ nữ trong đời sống xã hội, đóng góp cho các mục tiêu phát triển đất nước 2025, 2030, 2045.

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế - ảnh 1
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu chỉ đạo tại hội thảo chiều  ngày 14/12

 

Nghị quyết 11, Chỉ thị 21 cho thấy những mặt đã đạt được, đó là kế thừa truyền thống tốt đẹp, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, tham gia tích cực, có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ; nhiều tấm gương phụ nữ được xã hội ghi nhận, tôn vinh; nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ, bình đẳng giới ngày một tốt hơn, đội ngũ cán bộ phụ nữ ngày càng trưởng thành, có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động, quan tâm chăm lo, hỗ trợ cho phụ nữ trong cuộc sống, nhất là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện, nhất là Luật Bình đẳng giới, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em được quan tâm lồng ghép trong nhiều đạo luật như: Bộ luật Lao động, Luật bầu cử, các luật về an ninh xã hội, Luật Hôn nhân và Gia đình, giáo dục, y tế...

Tuy nhiên, theo đồng chí Trương Thị Mai, còn những vấn đề cần phải quan tâm, đó là: dù đã qua hơn 10 năm nhưng một số chỉ tiêu của Nghị quyết 11 vẫn chưa đạt được như cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên (nhiệm kỳ 2020 - 2025, cấp tỉnh đạt 15,7%; cấp huyện đạt 17%; cấp cơ sở đạt 20,8%); nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40% (nữ ĐBQH khóa XV đạt 30,26%; nữ ĐB HĐND cấp tỉnh đạt 29%; cấp huyện đạt 29,08%; cấp xã đạt 28,98%).

Bên cạnh đó, nơi này nơi khác, nhận thức về phụ nữ và công tác phụ nữ chưa sâu sắc, toàn diện; cơ hội bình đẳng cho phụ nữ, nhất là về việc làm, nghề nghiệp, tiền lương, vị trí trong xã hội, gia đình... khó khăn, còn định kiến giới và phân biệt đối xử; đội ngũ cán bộ nữ chưa tương xứng với yêu cầu tình hình mới; quá trình phát triển nảy sinh nhiều vấn đề mà người chịu hậu quả nhiều hơn vẫn là phụ nữ, trẻ em như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống; việc phát huy vai trò phụ nữ trong quá trình phát triển chưa toàn diện; một bộ phận phụ nữ còn gặp khó khăn trong cuộc sống.

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế - ảnh 2
Hơn 200 đại biểu là đại diện các ban, bộ, ngành, tỉnh/thành ủy, Hội LHPN các tỉnh/thành phố tham dự hội thảo

Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định "Thực hiện bình đẳng giới và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ" là một trong những định hướng quan trọng của chính sách xã hội. Điều 26 Hiến pháp 2013 ghi nhận: "Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội". Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: "Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi".

Đồng chí Trương Thị Mai nhắc lại 6 nhiệm vụ của Chỉ thị 21, tuy ngắn gọn nhưng nếu quyết tâm làm, làm có hiệu quả thì chủ trương của Đảng mới đi vào cuộc sống, đó là: (1) Nâng cao nhận thức; (2) Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện, nhất là đối với nhóm phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; khuyến khích phụ nữ nâng cao trình độ, tham gia sâu hơn vào đời sống xã hội, quá trình phát triển; (3) Xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, nhất là nguồn nhân lực nữ chất lượng cao; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; (4) Trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong thực hiện chủ trương của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ; (5) Vai trò Hội LHPN Việt Nam; (6) Trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan liên quan.

Đồng chí Trương Thị Mai tin tưởng với hơn 50% dân số,  phụ nữ Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp to lớn không chỉ cho phát triển đất nước, mà còn cho sự trưởng thành, tiến bộ của sự nghiệp bình đẳng giới, của từng phụ nữ, từng gia đình Việt Nam. Chúng ta đã làm được nhiều việc có kết quả nhưng cũng còn nhiều việc đòi hỏi phải nỗ lực, đồng lòng, quyết tâm cao để đạt được kết quả như mong muốn, điều quan trọng đó là phụ nữ Việt Nam phải có cơ hội để được bình đẳng, được tham gia vào đời sống chính trị - xã hội một cách tốt nhất, phát huy được tiềm năng, sức mạnh để đóng góp tốt nhất cho đất nước, cho gia đình, cho giáo dục thế hệ trẻ.

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế - ảnh 3
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ cho biết: Phụ nữ Việt Nam có truyền thống hết sức vẻ vang: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang; có những cống hiến, đóng góp vô cùng to lớn, trải qua nhiều gian khó, chịu nhiều mất mát, đau thương trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; và ngày nay, tiếp tục có vai trò và đóng góp rất quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đúng như lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".

Kế thừa, phát huy truyền thống tôn trọng người phụ nữ rất nhân bản và tốt đẹp trong văn hoá Việt Nam, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ về bình quyền và bình đẳng giới của nhân loại, ngay từ rất sớm, Đảng ta đã đề ra những chủ trương hết sức đúng đắn về xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy vai trò của phụ nữ; coi đó là ưu tiên chiến lược trong việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tối đa nhân tố con người, để con người là trung tâm, chủ thể và là mục tiêu, nguồn lực, động lực quan trọng nhất của sự phát triển.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ  nhấn mạnh: Trong những năm qua, Hội đã có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động với phương châm: xuất phát từ cơ sở, gần cơ sở, sát cơ sở, sát từng đối tượng phụ nữ, thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ; tích cực phấn đấu vì bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ.

Sự phối hợp của các cơ quan trong công tác phụ nữ và bình đẳng giới ngày càng hiệu quả, thể hiện trên các mặt quan trọng, như: tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; nắm bắt tư tưởng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân, viên chức, người lao động; xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, công tác phụ nữ, bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ; tổ chức và tham gia các hội thảo, hội nghị, tọa đàm, tập huấn về công tác phụ nữ...

Nhằm phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh, tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên và xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị thời gian tới, các cấp Hội phải dám thay đổi, trước hết là thay đổi nhận thức và thói quen hành động, trang bị cho mình những kỹ năng số trở thành yêu cầu cấp bách để phụ nữ Việt Nam phát huy tốt hơn nữa vai trò, đóng góp của mình trong kỷ nguyên số.

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế - ảnh 4
Các đại biểu đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế - ảnh 5

Các đại biểu tham dự hội thảo chiều ngày 14/12

Tại Hội thảo, các chuyên gia nhà khoa học, quản lý đã tập trung thảo luận và đánh giá quá trình xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác phụ nữ, phát huy vai trò của phụ nữ trong tình hình mới; đánh giá việc tổ chức, hoạt động của Hội LHPN  Việt Nam, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với Hội LHPN  Việt Nam, Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong thực hiện công tác phụ nữ, bình đẳng giới, phát huy vai trò của phụ nữ. Đồng thời, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới; đóng góp cho việc tổng kết, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, định hướng của Đảng, tổng kết 40 năm thực hiện đường lối Đổi mới và chuẩn bị một bước cho việc xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.