Công tác BDSC: Làm chủ, hội nhập và thông minh

Chia sẻ

Ngày 1/12/2021, Ban Bảo dưỡng Sửa chữa (BDSC) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2021 và đề ra nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022.

 

Tham dự và chỉ đạo hội nghị có ông Bùi Ngọc Dương - Tổng Giám đốc BSR; ông Mai Tuấn Đạt - Giám đốc Nhà máy, đại diện Công đoàn Cơ sở BSR, lãnh đạo các Ban chuyên môn và hơn 100 đại biểu đại diện người lao động của Ban BDSC.

Báo cáo tổng kết, Trưởng ban BDSC Trần Tấn Chức nhấn mạnh: Trong năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19 nên công tác tổ chức thực hiện bảo dưỡng nhà máy gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên Ban BDSC đã nỗ lực phấn đầu và hoàn thành kế hoạch đề ra, đạt được kết quả tốt, đáp ứng tất cả các chỉ tiêu KPI đề ra về An toàn, Chất lượng và Hiệu quả chi phí. Tổng số hạng mục công việc bảo dưỡng và sửa chữa đã thực hiện trong năm 2021 là 53.846 lượt bảo dưỡng phòng ngừa (PM) và 5.646 lượt sửa chữa (CM) cho khoảng 24.131 thiết bị có trên hệ thống CMMS với tỷ lệ hoàn thành PM = 95%, CM = 90%. Bên cạnh đó, Ban BDSC cũng đã tích cực chuẩn bị cho lần bảo dưỡng tổng thể Nhà máy lần 5.

Công tác BDSC: Làm chủ, hội nhập và thông minh - ảnh 1

Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Người lao động Ban BDSC

Công tác quản lý và phát triển hệ thống BDSC cũng được chú trọng. Ban BDSC tăng cường công tác bảo dưỡng dựa theo tình trạng thiết bị (CBM) và lấy độ tin cậy thiết bị làm cơ sở (RCM), kịp thời ngăn ngừa các hỏng hóc thiết bị, góp phần giảm thiểu chi phí và đảm bảo tình trạng vận hành thiết bị; Khai thác và ứng dụng các hệ thống CNTT trong các hoạt động BDSC, thiết lập và hoàn chỉnh liên tục hệ thống quản lý bảo dưỡng bằng máy tính tiên tiến, hiện đại góp phần tiết kiệm chi phí. Khai thác tối ưu hệ thống CMMS, tích hợp Primavera P6 với hệ thống CMMS để kiểm soát chặt chẽ, toàn bộ tiến độ, công tác thực hiện bảo dưỡng sửa chữa, kiểm tra, giám sát thiết bị và quản lý vật tư, công tác mua sắm hàng hóa phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa...

Nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022, Ban BDSC sẽ tiếp tục phát huy các thành quả đạt được, tăng cường củng cố, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý, triển khai và áp dụng các giải pháp, kỹ thuật bảo dưỡng tiên tiến để chủ động kiểm soát được tình trạng thiết bị, nâng cao độ tin cậy, giảm chi phí, đảm bảo duy trì nhà máy vận hành an toàn ổn định. Công tác bảo dưỡng sửa chữa của Ban BDSC sẽ thực hiện theo mục tiêu: Làm chủ, hội nhập và thông minh.

Hội nghị cũng đã nghe nhiều ý kiến đóng góp, hiến kế của người lao động về các chính sách cho người lao động, công tác đào tạo nguồn lực BDSC, xây dựng văn hóa doanh nghiệp nói chung và văn hóa an toàn lao động nói riêng, việc áp dụng khoa học công nghệ vào công tác BDSC…

Công tác BDSC: Làm chủ, hội nhập và thông minh - ảnh 2

Đoàn chủ tịch điều hành hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương nhấn mạnh: Năm 2021, BSR đã phải trải qua một năm biến động lớn (thị trường xăng dầu và dịch bệnh covid-19). Nhưng bằng sự nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo và người lao động BSR, chúng ta đã vượt qua được khó khăn đó. Đồng thời, bằng sự quyết tâm vượt khó, BSR tận dụng tốt cơ hội khi thị trường xăng dầu hồi phục do các chính sách kiểm soát Covid được triển khai hài hòa, BSR nâng công suất Nhà máy đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm. Các chỉ tiêu chính của Công ty năm 2021 như doanh thu, nộp NSNN, lợi nhuận đều vượt so với kế hoạch năm.

Công tác BDSC cũng trải qua một năm thách thức như vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc, vừa đảm bảo an toàn Covid. Ngoài ra, những yếu tố thiên nhiên tác động rất lớn tới BSDC như bão và mưa lớn dài ngày. Tổng Giám đốc BSR ghi nhận những kết quả sáng kiến, sáng tạo trong công tác BDSC, nhưng đồng thời cũng lưu ý Ban BDSC khắc phục các tồn tại hiện có để phục vụ tốt hơn nữa công tác bảo dưỡng định kỳ.

Năm 2022 vẫn sẽ là năm thách thức với BSR trong việc đảm bảo vận hành an toàn, ổn định Nhà máy, trong đó công tác BSDC luôn là nhiệm vụ hàng đầu. Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương giao ban BDSC phải xây dựng chiến lược của Ban hài hòa với chiến lược của Công ty; nâng cao công tác quản trị rủi ro, tối ưu mô hình quản trị, cung cấp nhiều hơn nữa dịch vụ BDSC ra bên ngoài, phát huy nội lực để tự BDSC các phần việc khó/ việc trước kia phải thuê bên ngoài và đẩy mạnh phát triển Văn hóa doanh nghiệp ở ban BDSC.

Đ.C

Tin cùng chuyên mục

 Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(PNTĐ) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

(PNTĐ) - Amway - thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 thế giới về lĩnh vực bán hàng trực tiếp trên bảng xếp hạng Direct Selling News (DSN), đánh dấu cột mốc kỷ lục 12 năm thương hiệu chiếm lĩnh đỉnh cao này. Góp phần không nhỏ cho việc khẳng định vị trí tiên phong của tập đoàn Amway trong lĩnh vực bán hàng trực tiếp, Amway Việt Nam tự hào nằm trong Top 10 thị trường có doanh thu cao nhất toàn cầu năm 2023.