Đạt trên 6 tỉ USD, giá trị thương hiệu Viettel tăng 32 bậc

Chia sẻ

Giá trị thương hiệu Viettel đạt trên 6 tỷ USD, là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong top 500 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu.

Viettel vừa được Brand Finance – công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới đã công bố được định giá 6,016 tỷ đô (tăng 3,4% so với năm 2020) trong bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới 2021.

Viettel tiếp tục là thương hiệu Việt Nam duy nhất trong danh sách này, xếp thứ 325 thế giới, tăng 32 bậc so với năm trước đó. Đồng thời cũng là thương hiệu viễn thông duy nhất tại Đông Nam Á có mặt trong bảng xếp hạng này.

Viettel đạt giá trị thương hiệu hơn 6 tỷ USD.Viettel đạt giá trị thương hiệu hơn 6 tỷ USD.

Theo báo cáo của Brand Finance, có tổng cộng 34 thương hiệu viễn thông top 500 tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu viễn thông thế giới đều có mức giảm giá trị trung bình -2%. Viettel xếp hạng trên các thương hiệu: Nescafe (Thụy Sĩ); Qualcomm (Mỹ); Spotify (Thụy Điển); Lenovo (Trung Quốc); Claro (Mexico)…

Hàng năm, Brand Finance sẽ định giá lại các thương hiệu trên toàn cầu dựa trên hiệu quả của hiệu suất của thương hiệu về các biện pháp vô hình, so với các đối thủ cạnh tranh. Giá trị thương hiệu của Viettel đã tăng gấp đôi kể từ khi quyết định chuyển dịch từ một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sang thành một doanh nghiệp tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số vào năm 2018.

Giá trị thương hiệu VIettel qua các năm.Giá trị thương hiệu VIettel qua các năm.

Đầu năm 2021, Viettel đã tuyên bố tái định vị thương hiệu, hình thành 6 nền tảng chủ đạo của một xã hội số gồm: Hạ tầng số; Giải pháp số; Nội dung số; Tài chính số; An ninh mạng và Nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao, điều này góp phần làm gia tăng giá trị thương hiệu của Viettel.

Cùng với đó, kết quả SXKD của Viettel 2020 cũng có nhiều điểm sáng khi đạt tổng doanh thu hơn 264 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với 2019, đạt 102,4% so với kế hoạch năm. Doanh thu các dịch vụ số của Viettel tăng trưởng 27,7%, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình của công nghiệp CNTT Việt Nam (14,7%), đồng thời xây dựng nền tảng hoàn chỉnh cho các dịch số mang tính dẫn dắt thị trường, đặc biệt các sản phẩm, dịch vụ cho Chính phủ, các bộ ngành.

 Những giá trị Viettel hướng đến khách hàng.Những giá trị Viettel hướng đến khách hàng.

Báo cáo của Brand Finance được thực hiện trên 14 lĩnh vực tại 30 quốc gia, với quy mô mẫu trên nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng của trên 5000 thương hiệu. Ngoài ra, sức mạnh thương hiệu được tính dựa trên hiệu quả của hiệu suất của thương hiệu về các biện pháp vô hình, so với các đối thủ cạnh tranh.

 H.Q

Tin cùng chuyên mục

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cho giai đoạn cao điểm

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cho giai đoạn cao điểm

(PNTĐ) - Vào lúc 10 giờ sáng ngày 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.
 Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture năm 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture năm 2024

(PNTĐ) - Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm Top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Công nghệ Aseptic tạo dấu ấn trong hành trình phát triển kinh tế tuần hoàn của ngành giải khát Việt Nam

Công nghệ Aseptic tạo dấu ấn trong hành trình phát triển kinh tế tuần hoàn của ngành giải khát Việt Nam

(PNTĐ) - Những đột phá của công nghệ chiết rót vô trùng Aseptic không chỉ giúp doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng với chất lượng sản phẩm đột phá mà còn tạo dấu ấn trên chặng đường chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất theo kinh tế tuần hoàn, theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.
 Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(PNTĐ) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.