5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ năm 2024

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 31/3 tại Bắc Ninh diễn ra Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ năm 2024. Sự kiện do Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam), Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh phối hợp thực hiện.

Tham dự có ông Ngọ Duy Hiểu, phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Nguyễn Quốc Chung - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh; ông Vương Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Bắc Ninh.

Kết nối cung – cầu lao động

Với chủ đề “Việc làm và sức khỏe cho nữ công nhân”, Ngày hội việc làm có sự tham gia của gần 2.000 người và gần 30 doanh nghiệp. Mỗi đơn vị tham gia có ít nhất một gian hàng để thực hiện các hoạt động tư vấn sức khỏe, làm đẹp, giới thiệu việc làm…

Với hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng đến từ một số doanh nghiệp lớn, uy tín như: Công ty TNHH KHKT GOERTEK VINA tuyển 1.000 công nhân sản xuất linh kiện điện tử; Công ty TNHH DREMTECH Việt Nam tuyển 2000 công nhân, Tập đoàn Foxconn Hồng Hải tuyển gần 300 nhân viên,… Ngày hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng được nhân sự phù hợp, tạo sự kết nối cung - cầu giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận với lao động nữ.

5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ năm 2024 - ảnh 1
Nghi thức khai mạc Ngày hội việc làm cho lao động nữ.

Anh Nguyễn Văn Công - chuyên viên phòng Hành chính nhân sự, Công ty TNHH DREAMTECH chia sẻ: “Công ty chúng tôi chuyên sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử nên lao động nữ thường sẽ làm việc chăm chỉ, chuyên cần, có trách nhiệm nên đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, lao động nữ cũng gắn bó với công ty lâu dài hơn. Hiện tại Dreamtech có khoảng 60% số lao động là nữ, chúng tôi hy vọng thông qua Ngày hội việc làm sẽ thu hút và tuyển dụng được mấy trăm lao động nữ”.

Chị Trịnh Thị Tươi (44 tuổi,) làm công ty sản xuất điện tử gần chục năm ở KCN Quế Võ 1, đã mấy lần chuyển công ty nhưng sức khỏe không đáp ứng được (mắt kém, tay tê) phải tự xin nghỉ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Chị Tươi đang nghĩ mình sẽ ở nhà làm ruộng thì nghe tin có Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ. “Tôi muốn làm công nhân để có thu nhập ổn định và cao hơn làm nông nên đến Ngày hội với mong muốn tìm công việc phù hợp với sức khỏe”, chị Tươi chia sẻ.

5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ năm 2024 - ảnh 2
Ban Tổ chức cũng tặng quà (bao gồm tiền và hiện vật) cho 50 lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Những hoạt động ý nghĩa dành cho nữ công nhân

Đặc biệt, trong khuôn khổ Ngày hội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Nhịp cầu lao động: Bảo đảm việc làm, sức khỏe cho lao động nữ”. Những chia sẻ của các vị khách mời đã tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về tình hình nhu cầu lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; về tình hình việc làm của lao động nữ; những chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động nữ tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp... Qua đó, giúp cho Tổng LĐLĐ Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong việc chỉ đạo hoạt động công đoàn trong cả nước, chăm lo tốt hơn cho lao động nữ và định hướng được những hoạt động trong thời gian tới để hỗ trợ lao động nữ tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: thông qua ngày hội, tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức của đoàn viên, lao động nữ về vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, sắc đẹp nhằm góp phần xây dựng lực lượng lao động nữ năng động, tự tin, chủ động trong tình hình hội nhập.

5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ năm 2024 - ảnh 3
Quang cảnh ngày Hội

Với 72% phụ nữ Việt Nam tham gia làm việc, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao trên thế giới. Lao động nữ đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tuy vậy, họ đang gặp nhiều khó khăn và rào cản hơn trong công việc. Trên thực tế, sự bất bình đẳng tồn tại cả về điều kiện việc làm, trả lương, lẫn trong thăng tiến nghề nghiệp. Khoảng cách lương giữa nam và nữ đang là gần 13%. Số liệu của Tổng cục Thống kê (2023) cũng cho thấy, số lượng lao động nữ giảm mạnh trong thời kỳ nền kinh tế chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 từ 25,9 triệu năm 2019 xuống 22,8 triệu người năm 2021, sau đó đã bắt đầu cải thiện trong năm 2022. Điều này cho thấy tình trạng việc làm của nữ giới vẫn dễ bị tổn thương hơn nhiều so với nam giới khi nền kinh tế suy giảm.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng với rất nhiều những khó khăn và rào cản đối với lao động nữ xét từ cả góc độ khách quan và chủ quan, đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ hơn nữa mới có thể thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào thị trường lao động, tạo việc làm, thu nhập, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý nhiều hơn của nữ giới. 

Tổ chức Công đoàn Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ đã nhận ra những bất cập của tình trạng này. Vì vậy, rất nhiều chỉ đạo sâu sát, kịp thời từ Tổng Liên đoàn tới các cấp công đoàn cả nước để có thể tháo gỡ những khó khăn hiện nay của lao động nữ.

Cụ thể: Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có những đề xuất tích cực với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng chế độ, chính sách đối với lao động nữ, điển hình như: việc góp ý vào dự thảo Bộ luật Lao động 2019 và dự thảo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trong đó, chú trọng các nội dung về lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới, thực hiện chính sách cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (không sa thải, chấm dứt hợp đồng …); đảm bảo việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản, hỗ trợ lắp đặt phòng vắt, trữ sữa cho lao động nữ tại nơi làm việc, hỗ trợ chi phí gửi trẻ cho lao động có con dưới 6 tuổi;  đào tạo thêm nghề dự phòng phù hợp với đặc điểm cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ…

Đặc biệt, góp ý vào luật BHXH sửa đổi theo hướng đề xuất giảm thời gian đóng BHXH của người lao động trong đó có lao động nữ xuống còn 15 năm để khi đủ tuổi nghỉ hưu họ có 1 khoản lương hưu để duy trì cuộc sống, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội…

Nhằm chăm lo tốt hơn cho lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ đang trong quá trình tìm kiếm và ổn định việc làm, trong thời gian tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị công đoàn các cấp tập trung triển khai một số hoạt động sau:

Thứ nhất, các cấp công đoàn cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Lao động - Thương binh và XH đồng cấp tìm hiểu thị trường lao động, nhu cầu việc làm của người lao động cũng như khả năng cung ứng việc làm của NSDLĐ để có chính sách, biện pháp kết nối giữa các bên cung - cầu.

Thứ hai, tham gia cùng NSDLĐ tuyên truyền và thực hiện các chế độ, chính sách đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động nữ theo đúng quy định của pháp luật, giúp lao động nữ gắn bó với công việc đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Thứ ba, cần thường xuyên trao đổi, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ để hỗ trợ người lao động ổn định việc làm, cuộc sống, tránh nguy cơ nhảy việc, mất việc làm.

Thứ tư, phối hợp và kết nối với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức các khóa học ngắn, trung hạn dể giúp người lao động học tập nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra hoặc có nghề dự phòng, sẵn sàng ứng phó với nguy cơ mất việc làm.

5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ năm 2024 - ảnh 4
Lao động nữ được tư vấn việc làm tại ngày Hội

Ông Nguyễn Kim Triều - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Bắc Ninh cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, Sở đã rà soát, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các ngành sử dụng nhiều lao động ngay sau Tết nguyên đán 2024 để có phương án kết nối cung-cầu lao động, kết nối người lao động với người sử dụng lao động có nhu cầu; chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, hỗ trợ người lao động khi tham gia giao dịch việc làm. Trong 3 tháng đầu năm 2024, Trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh đã tổ chức 10 phiên giao dịch việc làm trực tuyến, có 1.064 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng và 12.607 người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm tại các phiên giao dịch. Qua đó đã có 1.344 người lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp làm việc. Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh cho khoảng 35.000 lượt lao động/năm; Các doanh nghiệp cho thuê lại lao động cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên 50.000 lượt người/năm.

Ngoài ra, Sở còn phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các chương trình đưa người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Năm 2023, tỉnh Bắc Ninh có 1.357 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thị trường lao động chủ yếu là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

 Bà Trần Thu Phương - Phó trưởng Ban Nữ công-Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ tham luận với chủ đề “tình hình việc làm của lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ sau tuổi 35; những chính sách và chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động nữ tìm kiếm, ổn việc làm và phát triển sự nghiệp”.

Để có thể tháo gỡ những khó khăn hiện nay của lao động nữ, đặc biệt với laqo động nữ ngoài 35 tuổi để họ có việc làm và an sinh bền vững, Ban Nữ công TLĐ đã có những đề xuất tích cực với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng chế độ, chính sách đối với lao động nữ, điển hình như việc góp ý vào dự thảo Bộ luật Lao động 2019 và dự thảo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, trong đó chú trọng các nội dung về lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới, thực hiện chính sách cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi ( không sa thải, chấm dứt hợp đồng …), đảm bảo việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản, hỗ trợ lắp đặt phòng vắt, trữ sữa cho lao động nữ tại nơi làm việc, hỗ trợ chi phí gửi trẻ cho lao động có con dưới 6 tuổi, đào tạo thêm nghề dự phòng phù hợp với đặc điểm cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ…

Đặc biệt gần đây Ban Nữ công Tổng Liên Đoàn đã tích cực lấy ý kiến cán bộ nữ công và lao động nữ trên toàn quốc góp ý vào luật BHXH sửa đổi theo hướng đề xuất giảm thời gian đóng BHXH của người lao động trong đó có lao động nữ xuống còn 15 năm để khi đủ tuổi nghỉ hưu họ có 1 khoản lương hưu để duy trì cuộc sống, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.