Bài 2: Những điểm mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 6 chương, 59 điều (tăng 2 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012 hiện hành). Nội dung dự thảo Luật bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước.

Dự thảo Luật bám sát 09 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết: Các điều khoản của dự thảo Luật được xây dựng để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, chính xác nhất đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 15- NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nghị quyết khác của Đảng có liên quan.

Nội dung dự thảo Luật bám sát 09 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước. Trong đó, về tổ chức chính quyền tại Thủ đô (Chương II). Nội dung Chương này tập trung quy phạm hóa các giải pháp thuộc Chính sách 1 - Xây dựng chính quyền Thủ đô tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Chính sách 2 - Thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô với các quy định đặc thù về mô hình tổ chức chính quyền; về nhiệm vụ, quyền hạn của các HĐND, UBND thành phố, quận, thị xã và UBND phường, quy định mô hình chính quyền thành phố thuộc thành phố.

Bài 2: Những điểm mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) - ảnh 1
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết: Mặc dù thời gian gấp gáp, nhưng đến nay đã có được dự thảo Luật cùng dự thảo Tờ trình khá dày dặn, công phu.

Về tổ chức chính quyền tại Thủ đô (Chương II): Nội dung Chương này tập trung quy phạm hóa các giải pháp thuộc Chính sách 1 - Xây dựng chính quyền Thủ đô tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Chính sách 2 - Thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô với các quy định đặc thù về mô hình tổ chức chính quyền; về nhiệm vụ, quyền hạn của các HĐND, UBND thành phố, quận, thị xã và UBND phường, quy định mô hình chính quyền thành phố thuộc thành phố.

Về xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô (Chương III): Chương này quy phạm hóa các giải pháp thuộc Chính sách 4 - Hoàn thiện các quy định về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô; Chính sách 5 - Phát triển nông nghiệp sinh thái và xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; Chính sách 6 - Phát triển văn hóa và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Thủ đô; Chính sách 7: Nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ và năng lực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của Thủ đô và Chính sách 8 - Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững với các chính sách đặc thù về biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch

Quản lý, khai thác không gian ngầm; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; bảo vệ, phát triển văn hoá và phát triển giáo dục, đào tạo; khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; chính sách xã hội, an sinh xã hội; phát triển nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường, giảm phát thải; quản lý, sử dụng đất đai; phát triển nhà ở; phát triển đô thị; đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông và các biện pháp bảo vệ Thủ đô, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Về chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô (Chương IV): Nội dung Chương này tập trung quy phạm hóa Chính sách 3 - Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô với các chính sách đặc thù về huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; cho phép thực các hình thức khác quy định hiện hành (PPP, BT, TOD); quản lý tài sản cộng và mô hình thử nghiệm có kiểm soát; phân quyền mạnh mẽ về quyết định đầu tư cho Thành phố; các quy định thu hút nhà đầu tư chiến lược và các ưu đãi để thu hút nhà đầu tư...

Về liên kết, phát triển Vùng Thủ đô (Chương V): Nội dung Chương này tập trung quy phạm hóa Chính sách 9 - Phát triển Vùng Thủ đô thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực trọng điểm trên cơ sở quy định liên quan đến Vùng Thủ đô của Luật Thủ đô năm 2012 và các quy định của Nghị định số 91/2021/NĐ-CP, dự thảo Luật quy định một số nội dung nhằm cụ thể hoá chính sách liên kết, phát triển vùng Thủ đô.

Cụ thể như: Giao thẩm quyền cho thành phố Hà Nội trong chủ trì điều phối thực hiện và quản lý quy hoạch vùng Thủ đô; quy định ưu tiên đầu tư phát triển Vùng Thủ; mở rộng chức năng và tăng thẩm quyền của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô trong công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và xây dựng các cơ chế chính sách của vùng Thủ đô.

Nội dung chính của dự thảo Luật: Cho phép tách, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công đối với các dự án nhóm B, nhóm C (Điều 38).

Cho phép Hà Nội được thực hiện các hình thức đầu tư khác quy định của pháp luật hiện hành hoặc pháp luật hiện hành chưa quy định

Cụ thể: Thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Điều 39): mở rộng phạm vi áp dụng PPP trong lĩnh vực văn hóa, thể thao (khoản 1); cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định tổng mức vốn đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, thể thao và văn hóa (khoản 2); cho phép HĐND thành phố Hà Nội quyết định tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia các dự án PPP lên tối đa 70% trong trường hợp chi phí bổi thường giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% trong tổng mức đầu tư của dự án (khoản 3).

Thực hiện các dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) (Điều 40): cho phép việc thực hiện các dự án TOD theo cơ chế dự án phát triển đô thị và dự án giao thông nằm trong một tổng dự án (khoản 1); cho phép thu hồi đất tại vùng phụ cận theo quy hoạch tại các điểm đấu nối giao thông và khai thác quyền sử dụng đất, không gian ngầm, không gian trên cao tại các điểm đấu nối và vùng phụ cận theo hình thức đấu giá và được giữ lại nguồn thu từ đấu giá để đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển hệ thống giao thông (khoản 3)...

Bài 2: Những điểm mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) - ảnh 2
Dự thảo Luật đã phân quyền mạnh cho HĐND, UBDN thành phố thuộc thành phố trong tổ chức bộ máy, đầu tư.

Thực hiện hình thức hợp đồng theo phương thức xây dựng - chuyển giao (BT) đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội (Điều 41) theo hai hình thức là hợp đồng BT thanh toán bằng tiền và hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất, đất, nhà và tài sản gắn liền với đất (khoản 1).

Về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính ngân sách cho phát triển Thủ đô: Dự thảo đưa ra 2 phương án, trong đó có phương án quy định ngân sách thành phố được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội (khoản 6 Điều 36).

Kế thừa và luật hóa một số quy định tại Nghị quyết 115/2020/QH14 như: (i) quyết định áp dụng trên địa bàn các loại phí, lệ phí chưa có danh mục phí, lệ phí và ngân sách được hưởng 100% số tăng thu thêm từ các khoản phí được điều chỉnh (khoản 2, khoản 3 Điều 36); (ii) quyết định sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng các hạng mục công trình thiết yếu tại các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 2 Điều 37); (iii) quyết định sử dụng ngân sách của thành phố hỗ trợ các địa phương khác, các nước khác trong một số trường hợp (khoản 5 Điều 37).

HĐND thành phố Hà Nội quyết định sử dụng ngân sách thành phố để thực hiện dự án đầu tư, công trình, dự án trọng điểm có tính chất vùng, liên tỉnh nằm trên ranh giới, địa giới hành chính giữa Thủ đô và địa phương khác, các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua địa bàn Thủ đô phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt (khoản 6 Điều 37).

Cho phép Thành phố được nhượng quyền kinh doanh, quản lý đối với các công trình hạ tầng văn hóa, thể thao, bảo tàng do Nhà nước đầu tư trên địa bàn Thủ đô; và áp dụng phương thức BTL hoặc BLT đối với các công trình do tư nhân xây dựng, sở hữu và thành phố Hà Nội có nhu cầu sử dụng cho các mục đích công cộng (khoản 1 Điều 42).

Về biện pháp bảo đảm quy hoạch, chỉnh trang tái thiết đô thị: Dự thảo Luật quy định: Quỹ đất của các cơ quan, đơn vị, cơ sở di dời khỏi khu nội đô lịch sử, đô thị trung tâm được ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình công cộng, phục vụ tái thiết đô thị và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cho khu nội đô lịch sử (khoản 2 Điều 21).

Khi lập quy hoạch chi tiết để mở rộng trục đường giao thông theo quy hoạch phải xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận đề thực hiện dự án chỉnh trang đô thị, tái định cư tại chỗ, nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh theo các quy định của pháp luật về đất đai và quy hoạch (khoản 3 Điều 21).

Hoán đổi vị trí, chức năng của ô đất tại quy hoạch chi tiết trong khu nội đô lịch sử để tái cấu trúc, tái khai thác các nguồn lực có giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử ở khu nội đô lịch sử (điểm h khoản 2 Điều 23). HĐND chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất, đất trồng lúa, đất xen kẹt sang các loại đất phi nông nghiệp phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô (khoản 5 Điều 30).

Về mô hình Thành phố thuộc Thành phố: Dự thảo Luật đã phân quyền mạnh cho HĐND, UBDN thành phố thuộc thành phố trong tổ chức bộ máy, đầu tư. Cụ thể:

HĐND được: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù thuộc UBND thành phố thuộc thành phố theo quy định của Chính phủ (khoản 2 Điều 14); quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền của HĐND cấp huyện theo quy định của Luật Đầu tư công và dự án đầu tư công nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương... (khoản 6 Điều 44).

UBND được điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố thuộc thành phố Hà Nội (Điều 15); cho phép UBND quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số dự án thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội, bao gồm dự án đầu tư tư (khoản 7 Điều 44).

Về văn hóa, giáo dục; y tế; an sinh, xã hội trên địa bàn Thủ đô: Quy định các chính sách đặc thù để bảo vệ và phát triển văn hóa như quy định phạm vi hỗ trợ, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành đối với một số đối tượng; có chính sách ưu đãi phát triển một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp văn hóa (Điều 24).

Quy định một số chính sách đặc thù về phát triển giáo dục, đào tạo trên địa bàn Thủ đô như hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông và trẻ em nầm non không phân biệt trường công hay tư; cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thủ đô được liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài (Điều 25).

Quy định cơ chế để phát triển mô hình khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, chi trả dịch vụ cấp cứu ngoại viện, khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người cao tuổi trên địa bàn Thủ đô (Điều 27).

Quy định chính sách hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm; quy định đối tượng; nội dung chi, mức chi cụ thể cho an sinh xã hội khác quy định hiện hành (Điều 28).

Ngoài ra, một số vấn đề còn có các ý kiến khác nhau, như về thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù (điểm a khoản 1 Điều 10); về biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức của thành phố Hà Nội (điểm b khoản 1 Điều 10); về thẩm quyền của HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố Hà Nội (Điều 14 và Điều 15); về việc chuyển giao các bệnh viện thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn Thủ đô về thành phố Hà Nội quản lý; về việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (Điều 35).

về việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (Điều 35); về việc huy động các nguồn lực từ các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội (Điều 36);

Về quản lý tài sản công và mô hình thử nghiệm có kiểm soát (Điều 42); về thẩm quyền đầu tư (Điều 44); về việc thành lập công ty đầu tư, phát triển hạ tầng; doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ đất thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đồng quan điểm cho rằng, việc sửa đổi Luật Thủ đô trong tình hình hiện nay là rất cần thiết. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; khắc phục khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, có sức lan tỏa, thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Góp ý về hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đánh giá tổng thể dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có bố cục, kết cấu hợp lý, logic. Trong đó, nhiều điều luật quan trọng về tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ chế đặc thù thu hút nhân tài và những đặc thù về nguồn tài chính, chính sách hỗ trợ đối với lĩnh vực quản lý đô thị, xây dựng và nhà ở, phát triển nông nghiệp nông thôn…khá toàn diện.

Tuy nhiên, ông Phạm Ngọc Thảo cho rằng, chính sách thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội đã thực hiện nhiều năm qua nhưng chưa hiệu quả. Do đó, ông Phạm Ngọc Thảo đề nghị bổ sung một số nội dung trong Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm quy định sự ràng buộc giữa quyền, trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo, từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tuyển dụng nhân tài, tránh việc lạm dụng chức quyền để tuyển dụng sai quy định và vụ lợi.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Singapore, lên đường thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Singapore, lên đường thăm chính thức Nhật Bản

(PNTĐ) - Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, chiều 3/12 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời sân bay Changi Singapore, lên đường thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3-7/12/2024.
Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, giúp dân tộc Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới

Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, giúp dân tộc Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 284-KH/TU ngày 29/11/2024 về việc triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” trong toàn Đảng bộ thành phố.
Xây dựng một giai cấp nông dân mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô

Xây dựng một giai cấp nông dân mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô

(PNTĐ) - Trước yêu cầu mới, đòi hỏi phải xây dựng nông dân Thủ đô khác biệt về tư duy và nhận thức. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị: “Xưa chúng ta vẫn có suy nghĩ là nông dân nghĩ nhỏ, làm việc nhỏ nay nông dân phải nghĩ lớn và làm lớn. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của Thủ đô mà còn hướng tới thị trường toàn cầu”.
‘Giáo dục toàn diện’ xu hướng mới của ngành công nghiệp giáo dục Thủ đô

‘Giáo dục toàn diện’ xu hướng mới của ngành công nghiệp giáo dục Thủ đô

(PNTĐ) - Với cách tiếp cận sáng tạo trong việc học tập, phát triển của trẻ em thông qua cách kết hợp câu chuyện, tương tác và bài học, bộ sách Zookiz ScholarVerse do NXB Phụ Nữ cấp phép đang thu hút sự chú ý của đông đảo giáo viên và phụ huynh thủ đô những ngày gần đây bởi sự toàn diện. Đây được xem là xu hướng mới của ngành công nghiệp giáo dục.