Hội LHPN Hà Nội lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 23/2, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn chủ tịch trung ương Hội, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội chủ trì hội nghị.

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Tham dự hội nghị, có đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN  Hà Nội, cùng đại diện Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội, các sở, ngành, đoàn thể chính trị xã hội và Hội LHPN quận, huyện,

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 2
Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến vào các quy định của Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) về: Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất; những nội dung khác liên quan đến bình đẳng giới, phụ nữ và tổ chức chính trị - xã hội…

Tại hội nghị, trên cơ sở nghiên cứu kỹ các nội dung của dự thảo, các đại biểu cơ bản nhất trí về chủ trương sửa đổi Luật Đất đai; tập trung thảo luận đóng góp sâu về các điều, khoản có liên quan trực tiếp đến phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới; các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của phụ nữ với vai trò là người sử dụng đất; trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất.

Ghi tên vợ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 3
PGS.TS Nguyễn Thị Nga, Phó Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế - Đại học Luật Hà Nội

Theo luật Đất đai 2013, việc quy định cả vợ và chồng cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận đã làm tăng tỷ lệ Giấy chứng nhận có cả tên vợ và chồng, qua đó đảm bảo quyền của phụ nữ nói riêng và quyền của người sử dụng đất nói chung, tạo cơ hội cho phụ nữ chủ động tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cấp Giấy chứng nhận chỉ có tên người chồng với đối tượng là hộ gia đình và đối tượng là vợ và chồng có chung quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều (khoảng 12 triệu Giấy chứng nhận đối - Theo báo cáo số 51/BC-BTNMT ngày 20/5/2020).

PGS.TS Nguyễn Thị Nga, Phó Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế - Đại học Luật Hà Nội cho biết, việc cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu” của Luật Đất đai 2013 tại khoản 4 Điều 98 và được giữ nguyên tại Điều 143 khoản 4 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Điều này vô hình chung đã làm mất đi ý nghĩa của quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên của họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Về việc cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể là sửa khoản 4 Điều 143 dự thảo Luật, PGS.TS Nguyễn Thị Nga cho rằng, việc đề xuất cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này là bắt buộc chưa thực sự phù hợp.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người cũng cần làm rõ thỏa thuận ghi tên một người (vợ, hoặc chồng) đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thống nhất trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp trên.

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 4
TS. Doãn Thị hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu

 

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách thu hồi đất

TS. Doãn Thị hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị về việc thu hồi đất đang gây bất lợi cho nữ nhiều hơn nam. Phụ nữ sau khi lấy chồng, về sống gia đình nhà chồng họ không phải là người có quyền sử dụng đất chung với gia đình chồng.

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” tại khoản 2, Điều 89 là đúng nhưng chưa đủ để đảm bảo bình đẳng giới. Vì chủ thể được bồi thường là người có đất bị thu hồi. Như vậy, con dâu hoặc con rể sống chung với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ là người trực tiếp sử dụng đất bị thu hồi, bị mất nguồn sinh kế lại bị loại khỏi các chính sách bồi thường cũng như hỗ trợ của Nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất.

TS. Doãn Thị Hồng Nhung cho rằng, cần mở rộng chủ thể được hưởng chính sách bồi thường và hỗ trợ đến những người trực tiếp sử dụng đất, hay có sự ảnh hưởng trực tiếp khi bị thu hồi đất. Cũng theo bà Nhung, các chủ thể này cần ít nhất 3 điều kiện như: Con dâu hoặc con rể, vợ hoặc chồng của người có đất bị thu hồi; trực tiếp sử dụng đất; và thời gian sống cùng hoặc trực tiếp sử dụng đất từ khi kết hôn.

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 5
Bà Nguyễn Thu Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phát biểu

Đồng tình với ý kiến bổ sung quy định để con dâu, con rể sống chung được hỗ trợ bồi thường khi thu hồi đất, bà Nguyễn Thu Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đề xuất bổ sung quy định thời gian gắn bó như “sử dụng đất từ 10 năm trở lên” đối với khu vực đồng bằng, còn với người ở vùng sâu vùng xa là 5 năm.

Bà Nguyễn Thu Hà bày tỏ phấn khởi vì luật đất đai quy định ghi rõ tên vợ tên chồng là tạo điều kiện cho những hộ kinh doanh vừa và nhỏ, rất nhỏ, điều này thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp là nữ đi vay vốn. Về việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là quyền và trách nhiệm, nên do người dân yêu cầu và Nhà nước phải đáp ứng. Bà Hà kiến nghị, Nhà nước cần công khai minh bạch về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 6
Bà Trần Thị Minh Xuân, Chủ tịch Hội LHPN quận Đống Đa góp ý vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 

Bà Trần Thị Minh Xuân, Chủ tịch Hội LHPN quận Đống Đa cho rằng cần làm rõ quy định về “hộ gia đình” trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi thực tế có nhiều bất cập, phát sinh trong thực tế từ quan hệ hôn nhân vợ chồng, cha mẹ con. Theo bà Xuân, cần bổ sung thêm quy định để nâng cao vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, chính trị xã hội trong đó có Hội phụ nữ các cấp.

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 7
Bà Trần Thị Việt Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Long Biên phát biểu

Bà Trần Thị Việt Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Long Biên có ý kiến, quy định về ghi tên cả vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bỏ “nếu có yêu cầu” vì cụm từ này lại đang khó đối với phụ nữ. Trong đứng tên một người, thỏa thuận như thế nào, thỏa thuận ghi một tên và từ chối ghi tên một người. Về người sử dụng đất và người chịu ảnh hưởng trực tiếp thu hồi đất, bà Hoa cho rằng nên bổ sung điều kiện thời hạn con dâu và con rể ở chung nhà, cùng sử dụng đất từ 5 năm trở lên.

Cụ thể hóa tiêu chí “Điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” 

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 8
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hà Nội phát biểu

Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hà Nội cho rằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất Dự thảo đã quy định hợp lý, sát thực tiễn, xử lý nhiều bất cập, vướng mắc của Luật Đất đai hiện hành về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo cụ thể hóa tiêu chí “Điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” quy định tại khoản 2 Điều 89 để cho quy định này được thực hiện trong thực tiễn, không trở thành “khẩu hiệu” làm đẹp chính sách.

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 9
Luật sư Nguyễn Đào Tơ, Hội Phụ nữ - Đoàn Luật sư TP Hà Nội phát biểu

Luật sư Nguyễn Đào Tơ, Hội Phụ nữ - Đoàn Luật sư TP Hà Nội quan tâm đến vấn đề thủ tục hành chính trong việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề thu hồi đất. Góp ý về việc thu hồi đất, Luật đất đai hiện hành đang quy định Dự án Đô thị được coi là Dự án Phát triển kinh tế đô thị, không phải Dự án thỏa thuận. Quá trình thu hồi đất sẽ có nhiều tình huống xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Cần làm rõ Dự án Đô thị là dự án như thế nào, vì sao lại không phải Dự án thỏa thuận.

Cần mở rộng chủ thể là dâu, rể được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất - ảnh 10
Luật sư Nguyễn Văn Hà -  Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Đóng góp về dự thảo luật đất đai sửa đổi, Luật sư Nguyễn Văn Hà -  Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, nêu về việc thỏa thuận của vợ chồng để một người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề xuất trường hợp là tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất thì nguyên tắc khi cấp sổ đỏ đứng tên cả hai tên vợ chồng, trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận đứng một người đại diện hay một người đó là tài sản riêng. Ông Hà lý giải, điều đó để cả hai có trách nhiệm, ý thức được về thửa đất đó là tài sản chung hay riêng.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội LHPN Thành phố Lê Kim Anh tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu tham gia hội nghị và sẽ gửi báo cáo tới Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ủy ban MTTQ thành phố, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.
Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, rất đông người dân đến sớm xếp hàng nghiêm trang theo hướng dẫn để chờ đến lượt viếng. Đầu giờ sáng, Hội trường Thống Nhất, TPHCM, quê nhà Đông Anh của Tổng Bí thư, nhà tang lễ Quốc gia đã chật kín người tới tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.