Chính sách văn hóa đi vào cuộc sống

Chia sẻ
Sáng 6/1, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết tổng kết Chương trình số 04 - CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy và Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 31/8/2016 của UBND TP về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”.
 
Chính sách văn hóa đi vào cuộc sống - ảnh 1
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Hội nghị
 
 
Dự Hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn; Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương; Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý.
 
 
Báo cáo tại Hội nghị cho thấy: Năm năm qua, Chương trình số 04 của Thành ủy đã được chỉ đạo thực hiện một cách tập trung, đồng bộ. Những chủ trương, chính sách của Trung ương và thành phố về văn hóa và con người đã đi vào thực tiễn cuộc sống với những cách làm sáng tạo, hiệu quả và phù hợp, tạo động lực quan trọng trong tiến trình xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Trên mỗi lĩnh vực trong 3 nhóm nội dung chính của Chương trình là Văn hóa - xã hội, Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đều có những bước tiến rõ rệt.
 
 
Trong đó Văn hóa - xã hội được chú trọng phát triển, một số mặt chuyển biến rõ nét. Các thiết chế văn hóa từ thành phố đến cơ sở được quan tâm đầu tư, đặc biệt là thiết chế văn hóa ở thôn, làng.
 
 
Toàn thành phố có 23 thiết chế văn hóa cấp thành phố; 32 trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện; 150/584 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn (tăng 60 nhà văn hoá so với năm 2016); 4.061/7.978 nhà văn hoá, điểm sinh hoạt cộng đồng thôn, tổ dân phố (tăng 508 nhà văn hoá so với năm 2016).
 
 
Công tác quản lý nhà nước về di sản ngày càng được tăng cường. Nhiều công trình văn hóa được đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo khách tham quan, du lịch trong nước và quốc tế như: Hoàng thành Thăng Long, Đền Ngọc Sơn, di tích nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phố cổ Hà Nội, chùa Hương...
 
 
Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác, giao lưu văn hoá tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố đã tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn thường niên, đặc trưng tại Thủ đô góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, như: Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản; Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội; Chương trình hòa nhạc Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert; Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, Liên hoan Múa rối Quốc tế lần thứ V tại Hà Nội; … Thành phố cũng đã tổ chức tốt phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, đưa hoạt động này trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch nổi bật phục vụ nhân dân, du khách.
 
 
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc hoan nghênh, đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy trong những năm qua. Trong đó có những điểm nhấn đáng ghi nhận trên các lĩnh vực, chỉ tiêu như: tỷ lệ hộ nghèo giảm, tỷ lệ trường học đạt chuẩn tăng cao, các dự án nâng cấp cải tạo bệnh viện được đầu tư…
 
 
Nhấn mạnh Chương trình 04 phải bắt nguồn từ cơ sở, từ người dân, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04Ctr/TU cần tiếp tục phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp trong duy trì thực hiện các nội dung của Chương trình, làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng các chương trình về văn hóa – xã hội trong nhiệm kỳ tới.
 
 
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện đánh giá kỹ lượng các chỉ tiêu của Chương trình, đề ra giải pháp để xây dựng lộ trình, tạo sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
 
 
Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 04 yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục triển khai có hiệu quả các Quy tắc ứng xử của thành phố; nêu cao vai trò gương mẫu về đạo đức, phong cách, lối sống của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức thành phố Hà Nội; tập trung tuyên truyền và xử lý nghiêm các sai phạm trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.
 
 
Đồng thời, các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; phát huy vai trò của truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân Thủ đô. Chủ tịch HĐND TP cũng yêu cầu các quận, huyện bố trí nguồn nhân lực ở mức cao nhất đảm bảo đề án dự án của Chương trình, hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra…
 
 
Tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy đã trao bằng khen cho 10 tập thể, 10 cá nhân; UBND TP đã trao bằng khen cho 20 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình 04-Ctr/TU.
 
Tuệ Liên
 
 
 
 

Tin cùng chuyên mục

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

(PNTĐ) - Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối (5/5) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện đã đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 5/5, gần 32.000 hội viên, phụ nữ Thủ đô với những trang phục như áo dài, áo dân tộc, áo cờ đỏ sao vàng...  đã đồng loạt thực hiện ấn tượng màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn, trên nền nhạc 3 ca khúc: Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên và Inh lả ơi.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.