Chủ động phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em

Chia sẻ

PNTĐ-Phụ nữ và trẻ em đã và đang đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm hại,nhưng việc tự bảo vệ và đi tìm công lý còn nhiều gian nan nếu họ không được sự giúp đỡ của xã hội.

  
Ngày 15/11 vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018, với chủ đề “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”.
 
Phát biểu tại lễ phát động, ông Khuất Văn Thành, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết: Hiện nay Hà Nội có tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 là 12%; cấp cơ sở là 22,1%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021 của thành phố là 30%; tỷ lệ nữ đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021 cấp Thành phố là 23,8%. Đây là tỷ lệ đạt cao của cả nước, thể hiện sự vào cuộc có trách nhiệm của các sở, ban ngành đoàn thể của thành phố trong công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.
 
Chủ động phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em - ảnh 1
Đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành của thành phố và huyện Ứng Hòa tham dự lễ phát động

 
Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiếp cận với dịch vụ y tế đạt 98%; 99% phụ nữ có thai được tiêm vắc-xin phòng uốn ván. Tỷ lệ lao động nữ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật đạt 44,3% trên tổng số người được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ nữ nông thôn được đào tạo nghề đạt 54,9%. Công tác đấu tranh, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới được các cấp, các ngành quan tâm; nhận thức của toàn xã hội về đấu tranh, phòng ngừa bạo lực gia đình, bạo lực giới từng bước nâng cao. 
 
Tuy nhiên, theo ông Thành, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới của Thủ đô đang phải đối mặt với tình trạng các vụ việc xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình diễn biến phức tạp, gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận, để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển, tâm lý của trẻ em và phụ nữ.
 
Từ đầu năm đến nay, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã tiếp nhận: 4 thông tin liên quan đến trẻ em bị xâm hại tình dục, 9 thông tin liên quan đến trẻ em bị bạo hành, 10 vụ bạo lực giới, bạo lực gia đình (trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em). Những vụ việc nêu trên mới chỉ là “tảng băng nổi” chưa phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em trên địa bàn TP. 
 
Ngoài ra, sự bất bình đẳng giới vẫn còn thể hiện ở những chỉ tiêu chưa hoàn thành như: chỉ tiêu về phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị, lãnh đạo quản lý, tham gia cấp ủy và mất cân bằng giới tính khi sinh. Các vấn đề như giải quyết việc làm cho lao động nữ khu vực nông thôn, vùng bị thu đất sản xuất, lao động nữ di cư và học sinh, sinh viên nữ sau khi tốt nghiệp ra trường gặp nhiều khó khăn. Vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình vẫn còn đó những nguy cơ tiềm ẩn, vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. 
 
Tham dự và hưởng ứng lễ phát động, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, việc tuyên truyền nâng cao kiến thức, nhận thức về bình đẳng giới, tuyên truyền giáo dục văn hóa ứng xử, vai trò của các thành viên trong gia đình, kiến thức nuôi dạy con tốt cho cán bộ, hội viên phụ nữ chính là những cách làm mang lại hiệu quả trong việc phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em mà Hội LHPN TP Hà Nội đã và đang thực hiện.
 
Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ đã chủ động tổ chức và phối hợp với các cấp chính quyền giám sát việc thi hành Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương, phát hiện và giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực với phụ nữ, trẻ em. 1.883 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng do phụ nữ đề xuất, giới thiệu UBND cấp xã công nhận đã tư vấn, hỗ trợ kịp thời về tâm lý, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho nhiều phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới.
 
Sau Lễ phát động, nhiều hoạt động trong tháng hành động sẽ được triển khai như: tổ chức gặp mặt biểu dương những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác bình đẳng giới; hỗ trợ nạn nhân của bạo lực... Hội LHPN TP Hà Nội cũng sẽ tổ chức hai buổi truyền thông hưởng ứng Tháng hành động và Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11.
 
Quỳnh Anh

Tin cùng chuyên mục

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

(PNTĐ) - Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối (5/5) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện đã đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 5/5, gần 32.000 hội viên, phụ nữ Thủ đô với những trang phục như áo dài, áo dân tộc, áo cờ đỏ sao vàng...  đã đồng loạt thực hiện ấn tượng màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn, trên nền nhạc 3 ca khúc: Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên và Inh lả ơi.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.