Chuẩn bị công phu, chu đáo, đảm bảo Đại hội diễn ra thành công, an toàn

Chia sẻ

Đại hội Đại biểu Phụ nữ TP Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các cấp Hội và các tầng lớp phụ nữ Thủ đô; Là dấu ấn trong sự phát triển của phong trào phụ nữ và hoạt động Hội LHPN Hà Nội. Đại hội diễn ra từ chiều ngày 24-25/11/2021, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt -Xô, Hà Nội.

Đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại buổi họp báo thông tin về Đại hội ngày 17/11.Đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại buổi họp báo thông tin về Đại hội ngày 17/11.

Đại hội Đại biểu Phụ nữ TP Hà Nội lần thứ XVI có sự tham gia của 489 đại biểu chính thức. Trong đó, có 63 đại biểu đương nhiên (Ủy viên Ban Chấp hành khóa XV), 403 đại biểu bầu từ Đại hội Phụ nữ cấp quận/huyện, giới thiệu từ Liên đoàn Lao động TP và tổ chức thành viên; 23 đại biểu chỉ định.

Về thành phần đại biểu: Đại hội có đại diện của nữ trí thức, Nhà giáo Ưu tú, nghệ sĩ, nữ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp; Cán bộ Hội Phụ nữ các cấp; Các phụ nữ được nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Công dân Thủ đô Ưu tú, Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu.

Về độ tuổi: Dưới 40 có 113 đại biểu (23,1%), từ 40-50 tuổi có 226 đại biểu (46,2%) và trên 50 tuổi có 150 đại biểu (30,7%). Đại biểu cao tuổi nhất là 78 tuổi. Đại biểu trẻ tuổi nhất là  20 tuổi.

 Về trình độ chuyên môn: 125 đại biểu (25,5%) có trình độ trên đại học (trong đó, có 4 Giáo sư, Phó Giáo sư; 121 Tiến sĩ, Thạc sĩ); 307 đại biểu (62,7%) có trình độ đại học, cao đẳng...

Về nhân sự dự kiến tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026: Được sự nhất trí về chủ trương của Thường trực Thành ủy, Ban Chấp hành Hội LHPN Hà Nội đã thực hiện giới thiệu nhân sự theo quy trình 5 bước đảm bảo nguyên tắc và theo đúng hướng dẫn 47/HD-ĐCT ngày 18/9/2020 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Văn kiện trình Đại hội được chuẩn bị nghiêm túc, công phu: Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức khảo sát bằng hình thức trực tuyến lấy ý kiến của trên 8.300 cán bộ, hội viên, phụ nữ cơ sở về nhu cầu, nguyện vọng; Tổ chức các hội thảo lấy ý kiến của một số chuyên gia về giới, gia đình, một số sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, đại diện tổ chức thành viên, lãnh đạo cấp ủy quận, huyện để xây dựng dự thảo báo cáo chính trị Đại hội; Tiếp thu ý kiến của Ban Chấp hành Thành Hội, ý kiến từ Đại hội Phụ nữ cấp quận, huyện, ý kiến của lãnh đạo các ban Thành ủy, các ban Trung ương Hội LHPN Việt Nam, lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội qua các thời kỳ để hoàn thiện dự thảo lần 7 trình tại Đại hội.

Đồng thời xây dựng Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Hội LHPN Hà Nội khoá XV; Báo cáo tổng hợp các ý kiến đóng góp vào Dự thảo Điều lệ Hội (bổ sung, sửa đổi) và Dự thảo Báo cáo Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII. Đại hội đã nhận được 35 bài tham luận của đại diện các cấp Hội, đại diện cấp ủy, chính quyền quận, huyện, một số sở, ngành, tổ chức thành viên, phụ nữ tiêu biểu (dự kiến sẽ có 7 - 9 tham luận trình bày trực tiếp tại Đại hội).

Được tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, công tác tổ chức đại hội phải bảo đảm các quy định phòng, chống dịch. Hội LHPN Hà Nội đã xây dựng phương án đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại đại hội như tải mã QR code khai báo y tế gửi đại biểu chính thức; Dán mã QR code và áp phích thông điệp 5K tại khu vực diễn ra đại hội; Phối hợp với Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã hỗ trợ việc xét nghiệm nhanh Covid-19 và xét nghiệm Realtime RT-PCR cho các đại biểu trước khi tham dự đại hội; Có phương án đón tiếp, phân luồng ra, vào địa điểm tổ chức đại hội để hạn chế tối đa việc tập trung đông người…

Bài và ảnh: THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).
Đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

(PNTĐ) - Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel bày tỏ mong muốn có thêm doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Cuba về nông nghiệp và chế biến thực phẩm, năng lượng, công nghiệp ô tô, sinh học-dược phẩm và các dịch vụ y tế để phát huy hiệu quả thế mạnh của mỗi nước, đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển.