Chương trình Quà tặng tháng 10, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của phụ nữ Thủ đô

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 13/10, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ, số 1 Hoàng Văn Thụ, quận Hà Đông diễn ra Chương trình Quà tặng tháng 10, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của phụ nữ Thủ đô, Truyền thông về xây dựng sản phẩm nông sản, thực phẩm OCOP và gặp mặt Doanh nhân nữ Hà Nội kỷ niệm 19 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2004-13/10/2023.

Chương trình Quà tặng tháng 10, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của phụ nữ Thủ đô - ảnh 1
Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình

Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ tổ chức chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng Thủ đô và 93 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2023).

Chương trình Quà tặng tháng 10 diễn từ ngày 13-23/10/2023 với chuỗi nội dung: Quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, triển khai điểm kết nối giới thiệu sản phẩm của phụ nữ Thủ đô; truyền thông phát triển sản phẩm nông sản, thực phẩm OCOP.

Chương trình Quà tặng tháng 10, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của phụ nữ Thủ đô - ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Thành phố Hà Nội phát biểu

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Thành phố Hà Nội chúc các nữ doanh nhân nhiều sức khỏe, chúc doanh nghiệp của các nữ doanh nhân tiếp tục phát triển khởi sắc.

Khởi nghiệp là chủ trương quan trọng đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII định hướng chỉ đạo gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ngay trước thềm ngày Doanh nhân Việt Nam, TBT Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 41 - NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 10/10/2023 về xây dựng và phát huy vai của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội, cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thực hiện khâu đột phá thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, qua đó thu hút các thành phần kinh tế tích cực đóng góp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Chương trình Quà tặng tháng 10, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của phụ nữ Thủ đô - ảnh 3
Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm 

Đặc biệt, để hỗ trợ phụ nữ - lực lượng chiếm hơn 50% dân số Thủ đô khởi nghiệp, ngày 18/4/2018, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025”, trong đó, giao Hội LHPN Hà Nội là cơ quan thường trực thực hiện Đề án.

Sau 5 năm thực hiện, Đề án đã hoàn thành vượt mức một số chỉ tiêu đề ra. Để tiếp tục thúc đẩy phong trào phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp, ngày 8/9/2023, UBND Thành phố tiếp tục ban hành Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu, nội dung thực hiện Đề án “Hỗ trợ Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2023-2025”.

Chương trình Quà tặng tháng 10, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của phụ nữ Thủ đô - ảnh 4
Các đại biểu tham gia chương trình

9 tháng đầu năm 2023, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, chuyên gia tổ chức tập huấn, truyền thông, nâng cao kiến thức, năng lực khởi nghiệp cho trên 1.000 phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm OCOP, ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử kết nối tiêu thụ sản phẩm; tín chấp trên 8.152 tỷ đồng vốn hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; hướng dẫn thành lập mới 5 HTX do phụ nữ quản lý, điều hành, hỗ trợ 724 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp...

Có thể thấy, với sự quan tâm của Trung ương, Thành phố, sự đồng hành hỗ trợ của tổ chức Hội Phụ nữ, các nữ doanh nhân đã có một môi trường thuận lợi và điểm tựa vững chắc để khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh. Song, bên cạnh đó, ghi nhận cho thấy, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình khởi nghiệp, vẫn đang gặp một số khó khăn như về cơ sở vật chất, thiếu nguồn vốn, kiến thức kỹ năng, hạn chế trong tiếp cận thị trường, quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm... Trong số này, có những khó khăn cần được tháo gỡ về mặt cơ chế chính sách, nhưng, cũng có những khó khăn mà tổ chức Hội Phụ nữ trong phạm vi của mình có thể tham gia chia sẻ, hỗ trợ giải quyết.

Chương trình Quà tặng tháng 10, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của phụ nữ Thủ đô - ảnh 5
Bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ chia sẻ tại chương trình

Thông qua chương trình, Hội LHPN Hà Nội mong muốn tạo không gian để các doanh nghiệp đưa sản phẩm an toàn, chất lượng, đạt tiêu chuẩn OCOP... đến trực tiếp người tiêu dùng; tạo cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm và kết nối với các đối tác, mở rộng cơ hội giao thương; hỗ trợ trang bị kiến thức, kỹ năng kinh doanh, tiếp thị sản phẩm cho các nữ doanh nhân... Đó cũng chính là hoạt động mà tổ chức Hội và các đơn vị phối hợp thiết thực hỗ trợ giúp các doanh nhân, doanh nghiệp do nữ làm chủ...

Chương trình Quà tặng tháng 10, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của phụ nữ Thủ đô - ảnh 6
Các đại biểu tham quan Văn phòng kết nối giao thương quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Thủ đô và đặc sản các vùng miền

Cùng trong khuôn khổ Chương trình cũng sẽ diễn ra các hoạt động kết nối, giao lưu, trình diễn nghệ thuật, qua đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo niềm vui phấn khởi cho các nữ doanh nhân Thủ đô, hội viên CLB Doanh nhân nữ Hà Nội nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam, giúp chị em doanh nhân sẽ tiếp tục có thêm năng lượng để phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào phong trào khởi nghiệp và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

 

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.