Cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm bị phạt đến 120 triệu đồng

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Từ ngày 1/1/2025, Hà Nội xử phạt vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố mức cao nhất đến 6 triệu đồng; còn phạt vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cao nhất lên đến 120 triệu đồng.

Sáng 12/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện Khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô).

Cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm bị phạt đến 120 triệu đồng - ảnh 1
 HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, những hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm không quy định tại Nghị quyết này, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính áp dụng mức tiền phạt quy định tại Nghị quyết này được áp dụng theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị quyết này bằng 2 lần mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng áp dụng cho cá nhân, tổ chức tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Mức tiền phạt quy định tại Nghị quyết này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại một số khoản là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức tiền phạt đối với tổ chức bằng 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.

Cụ thể, vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sẽ có mức phạt cao nhất đến 20 triệu đồng.

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm có mức phạt cao nhất đến 30 triệu đồng.

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng; Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

 

Tin cùng chuyên mục

Thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

(PNTĐ) - Chiều 17/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, sau bốn ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Ông ăn chả thì bà cũng đừng ăn nem

Ông ăn chả thì bà cũng đừng ăn nem

(PNTĐ) - Đây là điều chúng tôi muốn nói về những mâu thuẫn tại tòa nhà chung cư 302 Cầu Giấy khi mà nó đang bị Ban quản trị cùng một một số hộ dân làm “nóng”, thậm chí có những hành xử vượt giới hạn thời gian gần đây.
Phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các dự án trọng điểm

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các dự án trọng điểm

(PNTĐ) - Để thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn các quận, huyện (Tây Hồ, Long Biên, Đông Anh), đặc biệt là Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và công trình phụ trợ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết các công việc phục vụ người dân

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết các công việc phục vụ người dân

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị thành phố Hà Nội tiếp tục duy trì đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết các công việc phục vụ người dân; thực hiện tốt các kế hoạch về giải quyết ô nhiễm môi trường, trồng thêm cây xanh, khắc phục ùn tắc giao thông… để người dân được thụ hưởng.