Công nghệ số làm thay đổi và giúp báo chí thực hiện tốt hơn sứ mạng của mình

Chia sẻ

Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn đàn Báo chí và Công nghệ. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì diễn đàn.

Công nghệ số làm thay đổi và giúp báo chí thực hiện tốt hơn sứ mạng của mình - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại diễn đàn

Với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, báo chí, truyền thông, marketing, quảng cáo…, diễn đàn là dịp để các cơ quan quản lý cùng các cơ quan có liên quan đưa ra các giải pháp phát triển ngành báo chí Việt Nam; đồng thời khởi động việc thực hiện Sáng kiến “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 – 2024”. 
 
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Thời đại kỹ thuật số cũng tạo điều kiện cho báo chí tiếp cận những kho dữ liệu quan trọng, dẫn đến những phóng sự điều tra mang tính đột phá, khả năng tiếp cận những kho báu tri thức và các nguồn tin đa dạng chỉ bằng một cú nhấp chuột. Công nghệ số ảnh hưởng đến lĩnh vực nào nhiều nhất? Công nghệ số có thể tạo lên Big Bang ở lĩnh vực nào nhất? Đa số mọi người đều nói đó là lĩnh vực báo chí truyền thông. Nhưng báo chí chúng ta lại đang là người đi sau về công nghệ nhất. Đứng trước những thách thức khác nhau của nhu cầu đổi mới công nghệ, nhiều cơ quan báo chí đã lỗi hẹn. Hoặc đã bỏ cuộc. Hoặc chưa từng bắt đầu. Nhưng chúng ta không thể không bắt đầu. 
 
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ tạo cuộc chơi mới, tạo mô hình kinh doanh mới. Vì thế, quá trình tìm tòi lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí, trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động mạnh, đặt tất cả chúng ta trước bài toán khốc liệt để tồn tại và phát triển. Có thể những người làm báo chúng ta nghĩ rằng công nghệ mới thì phức tạp, mà lại không nghĩ rằng, công nghệ thì phức tạp thật nhưng lại làm cho việc làm nghề của chúng ta đơn giản hơn. Hãy luôn nghĩ về công nghệ như vậy, vì chúng ta là người sử dụng công nghệ, sự phức tạp của công nghệ không liên quan đến chúng ta. Hãy đẩy sự phức tạp của công nghệ cho công ty công nghệ. Chuyển đổi số báo chí cần có những công ty công nghệ đi bên cạnh hỗ trợ. Không chỉ cung cấp hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng điện toán đám mây (Cloud), họ còn có thể phát triển các nền tảng (Platforms), các ứng dụng cho báo chí; nhất là các nền tảng dùng chung cho báo chí. Trên thực tế, các doanh nghiệp viễn thông vừa qua cũng đã có sự hỗ trợ rất thiết thực với báo chí và đây là lần đầu tiên, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin Việt Nam chung tay hỗ trợ báo chí nước nhà. Tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã kêu gọi các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin, công nghệ số chung ta vì sự phát triển của báo chí nước nhà và cũng là vì sự phát triển của chính mình. 
 
Đề dẫn tại diễn đàn, Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc cho biết, doanh thu của các cơ quan báo chí đang sụt giảm nghiêm trọng; năm 2018, số lượng phát hành và quảng cáo của báo in tiếp tục giảm, trong khi thị phần quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam có tỷ lệ khoảng 70/30, trong đó gần 70% thị phần thuộc về công ty nước ngoài như Facebook, Google...  Đây là một trong những lý do khiến nhiều tờ báo triệt để khai thác các thông tin tiêu cực, giật gân để câu views, ảnh hưởng tới uy tín của báo chí nói chung. Vì vậy, báo chí cần thay đổi để giành lại uy tín và thị phần. “Tốc độ thay đổi công nghệ không có dấu hiệu chậm lại, trí tuệ nhân tạo có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ cá nhân, những cách mới để khám phá câu chuyện, phân phối nội dung hiệu quả hơn” – Cục trưởng Lưu Đình Phúc thông tin.
 
Hiện nay ở Việt Nam, nhiều cơ quan báo chí đã tìm cách kết hợp nguồn nhân lực của mình với làn sóng công nghệ mới, sử dụng trí tuệ nhân tạo để gợi ý bài viết theo sở thích, thói quen của từng độc giả, ví dụ như Zing, Vnexpress hay Chatbot của VietnamPlus... Tại diễn đàn, các chuyên gia và nhiều cơ quan báo chí đã có bài tham luận hay, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc áp dụng thành tựu công nghệ số vào thực tiễn hoạt động của toà soạn. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Công ty VCCorp, công ty Yeah1 đã cam kết đồng hành cùng báo chí trong tiến trình chuyển đổi số. Trước đó, các đơn vị này đã hỗ trợ về kết nối và hosting cho báo chí điện tử.
Đức Hạnh

 

Tin cùng chuyên mục

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

Xúc động những ký ức hào hùng không thể nào quên

(PNTĐ) - Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối (5/5) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện đã đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng màn đồng diễn dân vũ của Phụ nữ Thủ đô kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 5/5, gần 32.000 hội viên, phụ nữ Thủ đô với những trang phục như áo dài, áo dân tộc, áo cờ đỏ sao vàng...  đã đồng loạt thực hiện ấn tượng màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn, trên nền nhạc 3 ca khúc: Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên và Inh lả ơi.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.