Kỳ họp thứ 11, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026:

Điều chỉnh tăng 3.840 tỷ đồng cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 10/3, tại Kỳ họp thứ 11, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp TP. Trong đó, bố trí cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là 3.840 tỷ đồng.

Điều chỉnh tăng 3.840 tỷ đồng cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - ảnh 1
Quang cảnh kỳ họp

HĐND TP Hà Nội quyết nghị điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp TP giảm 4.240 tỷ đồng nguồn vốn bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (trong đó nguồn ngân sách T.Ư là 1.999,9 tỷ đồng).

Điều chỉnh tăng 4.240 tỷ đồng để bố trí vốn cho các nhiệm vụ, dự án: Bố trí cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: 3.840 tỷ đồng (gồm: Dự án thành phần 1.1: 3.290 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách T.Ư là 1.999,9 tỷ đồng; Dự án thành phần 2.1: 550 tỷ đồng).

Tăng 100 tỷ đồng cho vốn chuẩn bị đầu tư thanh toán theo cơ chế linh hoạt; Tăng 200 tỷ đồng cho vốn thanh quyết toán dự án hoàn thành thanh toán theo cơ chế linh hoạt.

Bố trí 100 tỷ đồng thực hiện lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán của dự án, thanh toán theo cơ chế linh hoạt...

HĐND TP thống nhất cho phép thực hiện 2 cơ chế thanh toán linh hoạt giai đoạn 2023-2025 đối với vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) và vốn thực hiện lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của dự án.

Cụ thể, về cơ chế thanh toán linh hoạt chuẩn bị đầu tư cho các dự án đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Đối tượng áp dụng: Các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thuộc danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) được HĐND TP thông qua và được UBND TP quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.

Điều kiện được thực hiện cơ chế: Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 và có dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

Tại kỳ họp giữa và cuối năm 2023, 2024, 2025, UBND Thành phố trình HĐND TP phê chuẩn kế hoạch vốn hàng năm chính thức cho từng dự án đã thực hiện cơ chế thanh toán linh hoạt nêu trên, để chuyển từ tạm ứng sang cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo đúng quy định tại khoản khoản 2, Điều 7 Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ.

HĐND TP giao UBND TP tổ chức thực hiện Nghị quyết, giao Kế hoạch vốn điều chỉnh năm 2023 cho các đơn vị và chỉ đạo việc thực hiện. Tiếp tục tập trung chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư: Xây dựng kế hoạch tiến độ triển khai tổng thể và chi tiết của từng dự án; cụ thể hóa các giải pháp, biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.

Trong đó, đối với dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cần phải xây dựng tiến độ triển khai tổng thể của từng dự án thành phần và dự kiến nhu cầu vốn theo tiến độ triển khai dự án để rà soát nguồn vốn đầu tư công đảm bảo cân đối đủ vốn triển khai thực hiện dự án theo chỉ đạo của T.Ư, Thành ủy. Đồng thời thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện dự án để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của dự án, chủ đầu tư.

100% kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư và 80% kế hoạch vốn quyết toán dự án hoàn thành

Trước đó, trình bày Tờ trình Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp TP, Giám đốc Sở Tài Chính Nguyễn Xuân lưu cho biết, ngày 10/12/2022 HĐND TP đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 về dự toán ngân sách địa phương năm 2023, UBND TP đã giao Kế hoạch đầu tư công cấp TP năm 2023. Ngay từ đầu năm, UBND TP đã chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch, trong đó chỉ đạo khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và quan tâm triển khai công tác quyết toán.

Kế hoạch TP giao là 46.946,3 tỷ đồng, gồm: Ngân sách cấp TP là 26.126,4 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện là 19.919,9 tỷ đồng; chỉ đầu tư trở lại cho các quận, huyện, thị xã từ tiền thuê đất trả tiền một lần 900 tỷ đồng.

Kết quả giải ngân đến ngày 20/2/2023: Toàn TP giải ngân được 2.816,7 tỷ đồng (đạt 6,0% kế hoạch đã giao). Trong đó, cấp TP là 903,2 tỷ đồng-đạt 3,5% kế hoạch vốn; cấp huyện là 1.913,5 tỷ đồng (đạt 9,6% kế hoạch vốn).

Đến nay, một số nhiệm vụ đã đủ điều kiện bố trí Kế hoạch vốn hàng năm, trong đó có 2 Dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Theo Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND, TP đã giao kế hoạch vốn giải ngân theo cơ chế thanh toán linh hoạt đối với công tác chuẩn bị đầu tư là 50 tỷ đồng; nhiệm vụ quy hoạch là 200 tỷ đồng; bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là 4.422 tỷ đồng và thanh quyết toán dự án hoàn thành là 100 tỷ đồng.

Hiện 100% kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư và 80% kế hoạch vốn quyết toán dự án hoàn thành giao đầu năm thực hiện cơ chế thanh toán linh hoạt đã thông báo kế hoạch vốn, giải ngân cho từng dự án. Hiện nay, các đơn vị đề xuất bổ sung nhu cầu vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thanh quyết toán và đề xuất phân bổ kế hoạch vốn để lập thiết sung kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.