Hãy yêu và học cách giữ hạnh phúc gia đình

Chia sẻ

PNTĐ-Năm nay, cuộc thi đã bước sang năm thứ 5 và tiếp tục nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của độc giả khắp mọi miền đất nước.

 
Ngoài địa bàn truyền thống của bạn đọc báo PNTĐ như Hà Nội, thì các địa bàn xa như Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Phú Yên, TPHCM, Cà Mau… vẫn có rất nhiều người gửi bài tham gia. Những tác phẩm gửi đến dự thi không chỉ được thể hiện bằng bài viết mà còn bằng thơ, kịch… Hình thức trình bày rất công phu, đẹp mắt. Điều đó chứng tỏ cuộc thi viết về “Các vấn đề gia đình thời nay” vẫn đi đúng hướng, luôn mới và vẫn có sức hấp dẫn mọi người, mọi đối tượng tham gia. Đây là một thành công mà không phải bất kỳ cuộc thi dài hơi nào cũng có thể đạt được.
 
Hãy yêu và học cách giữ hạnh phúc gia đình - ảnh 1
Tiết mục văn nghệ chào mừng. (Ảnh: Quốc Bảo, Nguyễn Thực)
 
Điều đặc biệt là cuộc thi càng “dài hơi” thì các vấn đề gia đình được các tác giả đề cập càng phong phú. Năm nay, nhiều tác phẩm đặc biệt đề cập đến vấn đề tác động của những tệ nạn xã hội trong thời kinh tế thị trường ảnh hưởng đến các gia đình như thế nào, nỗi niềm trăn trở khi những giá trị truyền thống gia đình đang bị mai một đi. Những vấn đề trong những tổ ấm đơn thân, gia đình đồng tính, vấn đề vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh, tư tưởng nặng con trai vẫn còn đè nặng đang “nóng” trong xã hội hiện nay. Cuộc thi vẫn thu hút được đối tượng dự thi đủ các lứa tuổi già, trẻ, từ các nhà giáo, nhà báo, nhà văn, nhà thơ, kỹ sư, luật sư đến học sinh, sinh viên… tham gia. Điều đó chứng tỏ lực hút của cuộc thi đã thật sự lan tỏa trong cộng đồng.
 
Hãy yêu và học cách giữ hạnh phúc gia đình - ảnh 2
Các đồng chí lãnh đạo Vụ Báo chí - Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội LHPN Hà Nội,
Báo PNTĐ, Ban QL các KCN-CX Hà Nội cùng các tác giả đoạt giải
    (Ảnh: Nguyễn Thực)
 
51 bài dự thi lọt vào vòng chung khảo năm nay đã vượt qua con số hàng ngàn bài dự thi gửi đến đã đề cập tất cả các vấn đề đang diễn ra trong đời sống gia đình thời nay. Đó là câu chuyện của những người cha người mẹ sắp xếp cuộc sống tuổi xế chiều thế nào cho ý nghĩa, vừa thuận cho mình lại tiện cho con trong “Thông gia như ruột thịt” của tác giả Trần Thị Trường (Hà Nội). Là câu chuyện về lòng yêu thương, vị tha của mẹ chồng đối với con dâu trước những lỗi lầm, nông nổi trong tác phẩm “Bà chính là mẹ tôi” của tác giả Nguyễn Minh Nguyệt (Hà Nội). Hay câu chuyện cảnh báo về những mặt trái của gia đình trong cuộc sống hiện đại trong “Đám tang không nước mắt” của tác giả Tiến Hồng (Hà Nội).
 
Hãy yêu và học cách giữ hạnh phúc gia đình - ảnh 3
Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh với các tác giả  
đoạt giải Nhất, Nhì, Ba 
 
Hãy yêu và học cách giữ hạnh phúc gia đình - ảnh 4
Phó Tổng biên tập phụ trách Trần Thị Thu Hằng trao giải Ba
 
Đó là những câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, chăm sóc nhau khi ốm đau, yêu thương cùng vượt qua khó khăn, gian khổ trong tác phẩm “Có một người vợ như thế” của tác giả Đào Thị Tuyết (Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TW). Đó là vấn đề ứng xử trong quan hệ vợ chồng, hi sinh tình chồng nghĩa vợ để chạy theo danh vọng, tiền tài, sa ngã trước cám dỗ của cuộc đời… nhưng cái cuối cùng mà tất cả đều muốn hướng về đó là gia đình. Dù cuộc sống gia đình có những lúc không được như mình mong đợi, có những cơn sóng to, sóng nhỏ, có nụ cười và nước mắt… nhưng đó là nơi khi xa ta luôn muốn quay về. Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình đừng mất niềm tin vào nhau, vào những điều tốt đẹp phía trước. Cuộc sống hối hả đã khiến cho những người vợ người chồng xao lòng, lầm đường lạc lối, sự tha thứ bao dung để tạo "đường về" cho họ là hết sức cần thiết, tránh sự đỗ vỡ hôn nhân, con cái bất hạnh.
 
Một vấn đề được nhiều bài viết đề cập đến là sự chi phối của đời sống công nghệ đến hạnh phúc gia đình. Ở đó, có những người mẹ chồng âm thầm chơi facebook để hiểu rõ hơn về con dâu của mình, từ đó có những ứng xử thích hợp để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp hơn. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì các yếu tố tiêu cực cũng tác động không nhỏ đến đời sống gia đình. Các thiết bị công nghệ tân tiến như smartphone đang chen vào mỗi tổ ấm, đặc biệt là mối quan hệ vợ chồng, vô tình lấy đi khoảng thời gian ít ỏi họ dành cho nhau, kéo vợ chồng xa nhau dần.
 
Lâu nay, chuyện đồng tính, chuyển giới hầu như là một vấn đề cấm kỵ, ít được nhắc tới. Nguyên nhân là do sự kỳ thị của xã hội đã khiến bố mẹ "đóng băng" tình cảm, chối bỏ, kỳ thị với con cái khi chúng trở thành những đứa con "dị biệt". Từ những tác phẩm gửi đến dự thi, nỗi đau có con đồng tính cũng được đề cập đến nhưng trong đó đã có sự bao dung, mở lòng của bố mẹ để đón nhận con cái.
 
Điều đáng nói, trong bức tranh về gia đình thời nay mà cuộc thi đã vẽ lên, đã có những bài viết cho thấy những hướng đi sáng, những mẫu hình gia đình hiện đại, mà vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống… Nhưng nhìn chung thông điệp mà các tác giả muốn gửi gắm là: Hãy làm một điều gì đó để giữ lấy gia đình, tổ ấm cho mỗi người. Và để chung sống, để nhập cuộc, để giữ hạnh phúc cho một gia đình, người ta đều phải học, học để sống bao dung, để có một tình yêu thương rộng lượng, học để hiểu được những người mà ta yêu thương… Đó cũng là những thông điệp cực kỳ có ý nghĩa mà cuộc thi viết “Các vấn đề gia đình thời nay” lần thứ 5 mang lại.
 
 (Trích Báo cáo Tổng kết cuộc thi viết “Các vấn đề gia đình thời nay” lần thứ V - 2015)
 
 
 Danh sách các tác giả đoạt giải
 
Giải nhất:
Trần Thị Trường (Hà Nội) “Thông gia như ruột thịt”.

Giải nhì:
Lê Thị Túy (Hà Nội): “Khổ đau mẹ nén vào trong”.
Nguyễn Minh Nguyệt (Hà Nội) “Bà chính là mẹ tôi”.

Giải ba:
Dương Ngọc Vân (Hà Nội): “Lên “phây” học làm mẹ chồng tốt”.
Trần Hoàng Thiên Kim (Hà Nội): “Chuyện mẹ chồng tôi”.
Dương Kim Ngân (Hà Nội): “Lẽ nào nước mắt chỉ “chảy xuôi”.
 
Giải khuyến khích:
Vương Thừa Cảnh (Hà Nội): “Chuyện xây nhà thờ họ hoành tráng”.
Lê Thị Thu Thanh (Quảng Trị): “Hạnh phúc của một cô gái tật nguyền”.
Phạm Thị Phượng (Hội LHPN VN): “Đi về phía mặt trời”.
Trịnh Ngọc Giáp (Hà Nội): “Tháng dài - tháng ngắn”.
Nguyễn Việt Hà  (Viện Văn hóa dân gian): “Ham chồng nhà giàu”.
     
Giải chuyên đề:
Bài viết hay cảnh báo mặt trái của gia đình thời hiện đại
Tác giả Tiến Hồng (Hà Nội): “Đám tang không nước mắt”.
Bài viết xúc động về tình nghĩa vợ chồng
Tác giả Đào Thị Tuyết (Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe TW): “Có một người vợ như thế”.
Bài viết xúc động về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu
Tác giả: Nguyễn Thị Hương (Thảo Hương) - (Hưng Yên): “Lá thư của chị dâu tôi”.
Bài viết hay về vấn đề gia đình trẻ thời công nghệ
Tác giả Lê Minh Hải (Vĩnh Phúc): “Khi smart phone là người thứ ba”.
Bài viết hay về tình mẫu tử trong thời đại mới
Tác giả Nguyễn Thị Phượng (Châu Phượng) - (Đại học Luật Hà Nội): “Cá không ăn muối… không ươn”.
Bài viết xúc động về tình chị dâu - em chồng
Tác giả: Nguyễn Thị Diệp (Hà Nội): “Em dâu tôi”.
 
PNTĐ
 

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

(PNTĐ) -Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Những nhiệm vụ tuyên truyền trọng tâm trong tháng 5 của các cơ quan báo chí Hà Nội

Những nhiệm vụ tuyên truyền trọng tâm trong tháng 5 của các cơ quan báo chí Hà Nội

(PNTĐ) - Chiều 6/5 Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 5/2025. Đồng chí Nguyễn Huy Cường – Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội dự và chỉ đạo Hội nghị.
Chủ tịch nước dự khai mạc Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Chủ tịch nước dự khai mạc Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

(PNTĐ) - Đại Lễ Vesak LHQ 2025 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người; Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” đã chính thức khai mạc vào sáng nay (6/5) tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Lương Cường dự và có bài phát biểu tại buổi lễ.
Đơn vị sau sắp xếp được “nâng cấp”, “nâng tầm”

Đơn vị sau sắp xếp được “nâng cấp”, “nâng tầm”

(PNTĐ) - Xác định việc các nghị quyết của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thành phố Hà Nội đã có nhiều sáng tạo, quyết liệt, nỗ lực triển khai thực hiện toàn diện.