Hoài Đức: Chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 4

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 12/5, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức phối hợp với UBND xã Đắc Sở tổ chức chi trả đợt 3, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cho các hộ dân trên địa bàn.

Hoài Đức: Chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 4 - ảnh 1
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức phối hợp với UBND xã Đắc Sở tổ chức chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4 

Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức Nguyễn Chí Hiệu cho biết, thực hiện dự án, xã Đắc Sở có tổng diện tích 10,21ha đất phải thu hồi, trong đó có 8,9ha đất nông nghiệp của 309 hộ dân. Sau khi thực hiện các bước theo quy định, UBND huyện Hoài Đức đã ban hành thông báo thu hồi đất của 309 hộ, diện 8,9ha, tổ chức kiểm đếm 304/309 hộ. 
UBND huyện Hoài Đức đã phê duyệt, tổ chức chi trả bồi thường hỗ trợ 2 đợt cho tổng số 119 hộ dân, tổng diện tích 3,06ha, tổng số tiền 31,19 tỷ đồng. Đợt chi trả lần 3 này, có 73 hộ dân được nhận bồi thường hỗ trợ 24,4 tỷ đồng, bàn giao 2,37ha đất cho đơn vị chức năng.

Huyện Hoài Đức đang hoàn thiện các thủ tục để phê duyệt chi trả đợt 4 cho 77 hộ dân còn lại của xã Đắc Sở, diện tích 2,3ha, ban hành quyết định thu hồi 1,31ha đất công do UBND xã quản lý. Dự kiến trong tháng 5-2023, sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Vành đai 4 trên địa bàn xã Đắc Sở.

Hoài Đức: Chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 4 - ảnh 2
Trung tâm Phát trển quỹ đất huyện Hoài Đức phối hợp với UBND xã Song Phương đã tổ chức chi trả tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô

Trước đó, ngày 11/5, Trung tâm Phát trển quỹ đất huyện Hoài Đức phối hợp với UBND xã Song Phương đã tổ chức chi trả tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô cho 346 hộ dân có đất nằm trong vùng dự án.

Chủ tịch UBND xã Song Phương Đỗ Văn Toàn cho biết: Toàn xã có tổng diện tích 52,35ha đất phải thu hồi để thực hiện dự án, trong đó có 41,8ha đất nông nghiệp của 1.049 hộ và 10,55ha đất công. UBND huyện đã phê duyệt và chi trả xong 2 đợt, cho 697 hộ, diện tích 23,9ha, số tiền 254,03 tỷ đồng.

Hoài Đức: Chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 4 - ảnh 3
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức phối hợp với UBND xã Song Phương tổ chức chi trả bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 4 

Cũng trong ngày 11/5, huyện Hoài Đức tổ chức chi trả đợt 3 cho 346 hộ dân, tổng diện tích đất thu hồi giải phóng mặt bằng 10,02ha, số tiền 104 tỷ đồng. Trong đó, nhiều trường hợp được nhận bồi thường hơn 1 tỷ đồng như: Ông Nguyễn Tá Tiến (thôn 4), nhận hơn 2,6 tỷ đồng; Nguyễn Thị Bé (thôn 6) nhận 1,341 tỷ đồng; ông Trần Văn Bảy (thôn 3) nhận hơn 1,43 tỷ đồng… Về mộ chí, xã có 31 ngôi, đã được UBND huyện phê duyệt phương án hỗ trợ di chuyển mộ chí và chi trả gần 370 triệu đồng. 31 ngôi mộ đều đã được các hộ gia đình di chuyển.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.