Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội xem xét bố trí vốn đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

ĐINH HẠNH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng nay (20/5), Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội khoá XVI tổ chức kỳ họp thứ 5 để xem xét về chủ trương cân đối, bố trí nguồn vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội xem xét bố trí vốn đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội - ảnh 1
Quang cảnh kỳ họp thứ 5 - kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội khóa XVI

Dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND TP Hà Nội.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết 17 Đảng bộ Thành phố và các chương trình công tác của Thành ủy; với mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối đô thị trung tâm với các khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường liên kết vùng, mở rộng không gian phát triển, Thành phố (TP) đã nghiên cứu và triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng, trong đó đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội xem xét bố trí vốn đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội - ảnh 2
Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND TP phát biểu khai mạc kỳ họp 

Trước đó, tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP đã biểu quyết nhất trí về chủ trương và bổ sung dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của TP. Sau đó, tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP tiếp tục đưa dự án vào danh mục các công trình trọng điểm để tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện.

Trên cơ sở đó, UBND TP đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án. Ngày 12/5/2022, tại phiên thứ 11 Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 23/5. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị TP Hà Nội khẩn trương bổ sung hồ sơ dự án Nghị quyết của HĐND TP về các nội dung: tổng số vốn bố trí, tiến độ giải ngân, phân kỳ theo từng năm và cam kết bố trí tăng thêm trong trường hợp phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án.

Căn cứ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND TP đã tập trung, khẩn trương, phối hợp chặt chẽ với UBND TP để chuẩn bị hồ sơ trình HĐND Thành phố. 

Theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, tại kỳ họp này, HĐND TP sẽ xem xét, quyết nghị về chủ trương bố trí, cân đối vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với các nội dung: cam kết nguồn vốn triển khai thực hiện Dự án từ ngân sách TP giai đoạn 2021 - 2025 là 19.477 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 4.047 tỷ đồng; trường hợp tổng mức đầu tư của dự án thành phần tăng theo quyết định của cấp có thẩm quyền dẫn đến tăng phần nguồn vốn ngân sách địa phương, HĐND TP sẽ cân đối bố trí đủ nguồn vốn để triển khai, hoàn thành Dự án.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia, góp phần mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường; tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP, của các tỉnh trong vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vì vậy, Chủ tịch HĐĐứcND TP Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các vị đại biểu HĐND TP nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thẳng thắn, chất lượng để quyết nghị các nội dung trình kỳ họp.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

​  Cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số

​ Cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Chuyển đổi số là hướng đi đúng, mang tính đột phá nhất, hiệu quả nhất, do đó, cần phải “đi tắt, đón đầu” trong chuyển đổi số. Làm sao để chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người. Cùng với việc đưa ra các dịch vụ công trực tuyến, cần hướng dẫn, tuyên truyền để người dân tham gia, thụ hưởng và cảm nhận được các tiện ích, lợi ích của chuyển đổi số.
Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.