​ Hội LHPN Hà Nội thăm nơi Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã ở và hoạt động cách mạng

THANH - HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và 95 năm ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội (17/3/1930-17/3/2025), sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến dâng hương và thăm Ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

​  Hội LHPN Hà Nội thăm nơi Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã ở và hoạt động cách mạng - ảnh 1

Lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN thắp nén tâm nhang tưởng nhớ đồng chí Trần Phú

Đây là nơi Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - đồng chí Trần Phú đã ở và hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9/1930 với nhiệm vụ quan trọng là khởi thảo bản Luận cương chính trị - một văn kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Cách mạng Việt Nam. 

Di tích nhà số 90 phố Thợ Nhuộm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày nay, di tích 90 Thợ Nhuộm là “địa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

​  Hội LHPN Hà Nội thăm nơi Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã ở và hoạt động cách mạng - ảnh 2
Đồng chí Lê Kim Anh – Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội ghi vào sổ lưu niệm tại di tích

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại thôn An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), nguyên quán ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đồng chí xuất thân trong một gia đình Nho học, thân phụ là ông Trần Văn Phổ, một viên quan tri huyện ở Đức Phổ (Quảng Ngãi) và là một nhà nho chí khí. Sớm mồ côi bố mẹ từ nhỏ, đồng chí Trần Phú học giỏi, tốt nghiệp Trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo. Tận mắt chứng kiến nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân lao động, Trần Phú sớm có tư tưởng làm cách mạng để giải phóng dân tộc và những người dân bị áp bức. Năm 1925, đồng chí là một trong những người lãnh đạo của Hội Phục Việt - một tổ chức của những người yêu nước ở Vinh.

Cuộc đời, sự nghiệp và phẩm chất cách mạng sáng ngời của đồng chí Trần Phú đã khiến bao thế hệ đảng viên, cán bộ và nhân dân xúc động, tự hào. Đây cũng là nguồn động viên, khích lệ cán bộ, nhân dân nói chung và hội viên Hội phụ nữ Thành phố nói riêng phấn đấu, học tập, rèn luyện hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm có kiến trúc biệt thự, màu vàng nổi bật trên nền xanh cây lá, nằm ở ngã tư Hàng Bông-Thợ Nhuộm-Quang Trung. Năm 1930 tòa biệt thự này mang số 7 phố Rue Jean Soler và là nhà của Thanh tra Sở Tài chính Trung ương Bertheur trực thuộc Phủ toàn quyền Đông Dương. Với sự giúp đỡ của đồng chí Tạ Văn Bân (đầu bếp), cơ quan Thường vụ Trung ương Đảng đã chuyển đến đây đầu tháng 4/1930. Đồng chí Trần Phú được bố trí ở tại tầng hầm và được giao nhiệm vụ khởi thảo bản Luận cương Chính trị của Đảng và được bảo vệ an toàn. Năm 1960, Đảng và Nhà nước đã xác nhận giá trị lịch sử của ngôi nhà và có quyết định giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ. Hiện Nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm là di tích cách mạng đón khách tham quan đồng thời là trụ sở làm việc của Ban Quản lý di tích và danh thắng, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội.

​  Hội LHPN Hà Nội thăm nơi Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã ở và hoạt động cách mạng - ảnh 3
Cán bộ Hội LHPN Hà Nội chụp ảnh lưu niệm tại Ngôi nhà số 90 Thợ Nhuộm

Tháng 10/1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng, dự thảo Luận cương chính trị đã được thông qua, đồng chí Trần Phú đã được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi. Ngày 18/4/1931, đồng chí Trần Phú bị địch bắt tại Sài Gòn. Thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn dã man, xảo quyệt hòng khuất phục và khai thác thông tin nhưng đều thất bại trước ý chí của người cộng sản kiên trung. Ngày 06/9/1931, trước khi trút hơi thở cuối cùng tại Nhà thương Chợ Quán, đồng chí Trần Phú đã nhắn nhủ các đồng chí của mình: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

​  Hội LHPN Hà Nội thăm nơi Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã ở và hoạt động cách mạng - ảnh 4
Đoàn nghe giới thiệu về Ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm

Xúc động ghi vào sổ lưu niệm tại di tích, đồng chí Lê Kim Anh – Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội viết: “Cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô, các cấp Hội LHPN Thành phố nguyện đoàn kết, chung sức, đồng lòng, đổi mới, sáng tạo cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, thịnh vượng trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại và hạnh phúc, đồng thời góp phần vào sự phát triển của phong trào phụ nữ Việt Nam”.


Tin cùng chuyên mục

Ngày 13/2, 30 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội sẽ tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025

Ngày 13/2, 30 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội sẽ tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025

(PNTĐ) - Đúng 8 giờ sáng ngày 13/2 (tức ngày 16 tháng Giêng Ất Tỵ), 30 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội sẽ tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho sự kiện này đã được Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các địa phương bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định để thực sự là ngày hội tòng quân của nhân dân Thủ đô.
Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm: "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Sau đây là nội dung bài viết:
95 mùa Xuân có Đảng  ​

95 mùa Xuân có Đảng ​

(PNTĐ) - Mùa Xuân này, Đảng ta tròn 95 tuổi. Mừng Xuân - Mừng Đảng ta ngày càng lớn mạnh, lòng người rộn rã niềm vui nghĩ về tương lai với bao kỳ vọng về tầm vóc, vị thế của đất nước. Xuân của đất trời, Đảng của lòng dân. Mừng Xuân mới, mỗi người càng thêm tự hào về đất nước, thêm tin tưởng vào quyết tâm của Đảng ta trong vai trò dẫn dắt toàn dân bước vào kỷ nguyên mới.
Đảng cho ta trái tim giàu

Đảng cho ta trái tim giàu

(PNTĐ) - 95 mùa Xuân, kể từ ngày có Đảng, cả dân tộc ta luôn tràn đầy nhiệt huyết, dập tắt mọi cuộc xâm lăng của bọn thực dân, đế quốc, rồi tiến quân vào xóa đói nghèo để có giang sơn gấm vóc như ngày nay. Mang lại cuộc sống hồi sinh cho dân tộc, Đảng đã cho mỗi chúng ta “trái tim giàu”, giàu lòng yêu cuộc sống, yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình và công lý; giàu ý chí và khát vọng, tự lực, tự cường, tự tin, vươn mình trong gian khó phấn đấu cho cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.