Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng

BÀI: HOÀNG LAN-ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 30/7/2022, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức “Truyền thông pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động; Giao lưu Câu lạc bộ Nữ công nhân nhập cư” tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo và có bài phát biểu tại chương trình.

Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 1
Các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, UBND, Liên đoàn lao động huyện Đông Anh... chụp ảnh cùng các nữ công nhân trong Chương trình truyền thông

Tham dự Chương trình còn có bà Nguyễn Thị Tám, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh; ông Nguyễn Văn Hoa, Huyện ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động Huyện; bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Anh; đại diện Lãnh đạo, Chủ tịch  Hội LHPN các xã, thị trấn và đơn vị trực thuộc trên địa bàn huyện Đông Anh.

Đây là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 10/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Đề án 938 của Chính phủ “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018-2027; Kế hoạch số 27/KH-BTV ngày 18/3/2022 của Hội LHPN Hà Nội “Triển khai công tác Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội” năm 2022.

Bình đẳng giới giúp công nhân yên tâm lao động, sản xuất

Trong bài phát biểu khai mạc Chương trình, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội khẳng định: Phụ nữ ngày càng tham gia và đóng góp nhiều công sức vào thị trường lao động.  Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, nữ giới chiếm đến 47,3% lực lượng lao động chính của cả nước;

Tuy nhiên, bất bình đẳng giới trong lao động vẫn nghiêng về phụ nữ. Theo Báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình lao động việc làm quý I năm 2022, thu nhập bình quân tháng của người lao động của lao động nữ thấp hơn nam 1,36 lần. Tỷ lệ lao động nữ phải làm công việc dễ bị tổn thương cao hơn so với nam giới, nhất là đối với lao động nữ di cư... Điều này cho thấy, chúng ta cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đạt được các mục tiêu bình đẳng giới, trong đó có lĩnh vực lao động.

Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Ủy viên BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại Chương trình

Đề cập đến tính cần thiết của Chương trình truyền thông, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết: Hà Nội là địa phương tập trung khoảng 326.000 doanh nghiệp, với trên 2,5 triệu lao động. Thời gian qua, với sự  quan tâm, lãnh đạo của của các cấp ủy Đảng, chính quyền tình hình quan hệ lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tương đối ổn định. Tuy nhiên việc thực hiện pháp luật lao động, pháp luật về bình đẳng giới trong lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế. Hiện nay Thành phố đang tích cực triển khai mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, để đạt được các mục tiêu đó, cần có sự góp sức quan trọng của lực lượng công nhân lao động. Việc đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động sẽ giúp công nhân phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất, đóng góp vào sự phát triển chung của Thành phố.

Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 3
Các nữ công nhân CLB Lao động nhập cư tham gia Chương trình truyền thông

Tại Chương trình, cùng với việc khẳng định những kết quả đã đạt được của Hội LHPN Hà Nội trong thời gian qua trong công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức, nhận thức về bình đẳng giới trong các lĩnh vực, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cũng đề nghị chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nói riêng, đồng thời có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực trên cơ sở giới theo qui định của pháp luật.

Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 4
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy trao quà cho các nữ công nhân xuất sắc trả lời đúng các câu hỏi trong phần thi tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Đối với các cấp Hội LHPN Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cũng định hướng một số nội dung trọng tâm như: Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ (trong đó tập trung tới nhóm nữ công nhân lao động nhập cư) và các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lao động nói riêng; thực hiện tốt Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch và 5 có 3 sạch, gia đình văn minh - hạnh phúc;  nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình thực hiện bình đẳng giới, mô hình CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình…

Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 5
Tình huống tìm hiểu kiến thức pháp luật tại Chương trình

Chung tay thực hiện bình đẳng giới

Tại Chương trình, ông Nguyễn Văn Hoa, Huyện ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động Huyện-đại diện cho tổ chức chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động của huyện Đông Anh và bà Lê Thị Vân Huyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Kim Chung-nơi có đông nữ lao động nhập cư, đại diện cho chính quyền cơ sở đã phát biểu hưởng ứng lời kêu gọi của Hội LHPN Hà Nội.

Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 6
Ông Nguyễn Văn Hoa, Huyện ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động Huyện phát biểu hưởng ứng tại Chương trình

 

Ông Nguyễn Văn Hoa, Huyện ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động Huyện cho biết: LĐLĐ huyện Đông Anh hiện đang quản lý trực tiếp 347 CĐCS với 14.717 đoàn viên/15.364 lao động, trong đó nữ  công nhân viên chức lao động chiếm tỷ lệ 53%. Theo ông Hoa, trong những năm qua thực hiện chương trình phối hợp liên tịch với Hội LHPN, Liên đoàn lao động Huyện đã phối hợp tổ chức tuyên truyền giáo dục rèn luyện 4 tiêu chí, phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH- HĐH đất nước, tham gia đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”; Phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc”. Ông Hoa tin rằng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chung tay của các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, công tác bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 7Bà Lê Thị Vân Huyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Kim Chung  cảm ơn Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức chương trình truyền thông ý nghĩa

Bà Lê Thị Vân Huyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Kim Chung cũng cho biết: Lao động nhập cư sinh sống trên địa bàn xã Kim Chung luôn được đối xử bình đẳng như người dân địa phương trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng như được hưởng tất cả các công trình phúc lợi trên địa bàn xã. Bên cạnh đó việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho công nhân luôn được xã quan tâm chú trọng, kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi bạo lực trên cơ sở giới khi phát sinh. Trân trọng cảm ơn Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức chương trình truyền thông ý nghĩa,  bà Huyền mong trong thời gian sẽ tới tiếp tục được đón nhận nhiều hơn các Dự án, chương trình, hoạt động ý nghĩa thiết thực cho lao động nhập cư trên địa bàn.

Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 8
Các nữ công nhân tham gia thi kiến thức tìm hiểu các quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Tại Chương trình, đại diện các nữ công nhân đã tham gia thi kiến thức tìm hiểu các quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động theo hình thức trả lời câu hỏi của Ban Tổ chức. Đây là hình thức “sân khấu hóa” hoạt động tuyên truyền kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức, kỹ năng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan cho các nữ lao động nhập cư và cộng đồng.

Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 9
Thành viên CLB nhảy Zumba trình diễn tại Chương trình
Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 10
Chương trình đã tạo ra sân chơi bổ ích cho các nữ công nhân 
Hội LHPN Hà Nội: Truyền thông bình đẳng giới trong lao động tới nữ công nhân và cộng đồng   - ảnh 11

Ngoài ra, các CLB  Zumba đến từ các xã Kim Chung, Kim Nỗ, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Võng La, Đại Mạch… do Hội LHPN huyện Đông Anh thành lập và phát triển để tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho các nữ công nhân cũng trình diễn các tiết mục nhảy đặc sắc, sôi động.

Trong 15 năm qua (2007-2022), các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã tổ chức 86 lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề, tọa đàm về bình đẳng giới, công tác phụ nữ, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới... cho trên 29.500 lượt cán bộ chuyên trách, cán bộ Hội chủ chốt cơ sở, nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố; Tổ chức các cuộc thi viết, thi sân khấu hóa, thi trực tuyến như: Tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu kiến thức giới và bình đẳng giới”; “Tìm hiểu chính sách pháp luật về Bình đẳng giới”; cuộc thi online “Tìm hiểu quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động”; Duy trì sinh hoạt có hiệu quả hoạt động 121 CLB “Phụ nữ với pháp luật”; 15 CLB “Phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em”; 21 CLB “Phụ nữ và gia đình thực hiện ATGT”. Báo Phụ nữ Thủ đô phát hành báo miễn phí tới nữ công nhân lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố giai đoạn 2012-2019, với số ấn phẩm phát miễn phí là 5.200 tờ/kỳ, 52 kỳ/ năm.

 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

(PNTĐ) - Sáng nay 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.