Hội LHPN Việt Nam: Lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

T.Thanh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 16/5, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Chủ trì Hội nghị có: Phó Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam  Nguyễn Thị Thu Hiền; Trưởng ban Chính sách - Luật pháp, Trung ương Hội LHPN Việt Nam Đàm Thị Vân Thoa

Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương; các đồng chí nguyên lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam, đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các ban/đơn vị thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam...

 
Hội LHPN Việt Nam: Lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 - ảnh 1
Đại biểu tham dự hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết: Là  một tổ chức chính trị - xã hội, Hội LHPN Việt Nam bám sát kế hoạch lấy ý kiến nhân dân của Quốc hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, hội viên về mục đích, ý nghĩa, phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp; tổ chức nhiều hoạt động lấy ý kiến sâu rộng trong cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước...

Bản thuyết minh về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cho biết: Quốc hội quyết định xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với phạm vi sửa đổi tập trung vào các quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương.

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm có 2 điều; Điều 1 gồm 08 khoản sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; Điều 2 gồm 3 khoản quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp....

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, trao đổi về toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 của Quốc hội, bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.

Hội LHPN Việt Nam: Lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 - ảnh 2Hội LHPN Việt Nam: Lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 - ảnh 3Hội LHPN Việt Nam: Lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 - ảnh 4
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị

Trong đó, tập trung góp ý vào các nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9 quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Điều 10 quy định về Công Đoàn Việt Nam...

Các đại biểu bày tỏ đồng tình về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để thể chế hóa chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để hoạt động hiệu lực, hiệu quả như Nghị quyết Trung ương đề ra, đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Góp ý vào các điều khoản nêu trong Dự thảo tại điều 9, điều 10, các đại biểu cho rằng, cần rà soát, cân nhắc một số câu chữ cụ thể trong từng điều, khoản để tránh sự trùng lắp với các điều khoản khác, cần làm rõ ý hơn hoặc cân nhắc sử dụng từ, ngữ để cho thấy sự hài hòa, không mâu thuẫn.

Dự thảo sửa đổi làm sao để thể hiện được vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; làm rõ nguyên tắc hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Bên cạnh việc tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung liên quan đến một số quy định về MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đại biểu cũng cho ý kiến về các quy định trong dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến mô hình chính quyền địa phương, quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính.

Ban tổ chức hội nghị sẽ tổng hợp đầy đủ ý kiến góp ý của các đại biểu để gửi tới Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Trong thời gian tới, Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục đa dạng hóa hình thức, triển khai sâu rộng, thực chất việc lấy ý kiến hội viên, phụ nữ; tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia đóng góp ý kiến tích cực trên các nền tảng số để tổng hợp, gửi các cơ quan có thẩm quyền.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Ngày đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, người dân phấn khởi vì thủ tục nhanh gọn

Hà Nội: Ngày đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, người dân phấn khởi vì thủ tục nhanh gọn

(PNTĐ) - Sáng 1/7, Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 126 xã, phường mới. Theo ghi nhận của phóng viên tại một số phường trên địa bàn Hà Nội, công tác chuyển tiếp được diễn ra suôn sẻ, đúng kịch bản, không gây xáo trộn đời sống người dân.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẵn sàng phục vụ người dân ngay ngày đầu bộ máy chính quyền hai cấp

(PNTĐ) - Ngày 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền khi Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền đô thị hai cấp. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã hoàn tất toàn diện công tác chuẩn bị, chủ động kết nối liên thông với 126 UBND xã, phường trên toàn địa bàn và 30 Chi nhánh trực thuộc, sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp không gián đoạn trong giải quyết thủ tục hành chính.
Xã Thanh Oai kiện toàn các chức danh lãnh đạo

Xã Thanh Oai kiện toàn các chức danh lãnh đạo

(PNTĐ) - Xã Thanh Oai được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thanh Mai, thị trấn Kim Bài, Kim An, Đỗ Động, Phương Trung và phần lớn diện tích tự nhiên, dân số của xã Kim Thư. Sau sáp nhập, xã Thanh Oai có tổng diện tích tự nhiên là 26,86 km², quy mô dân số hơn 54.600 người.