Huyện Gia Lâm sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cụm công nghiệp

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 22/6, HĐND huyện Gia Lâm khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 6.

Huyện Gia Lâm sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cụm công nghiệp - ảnh 1
Quang cảnh kỳ họp (ảnh Trung Nguyên)

Thông tin về hoạt động giám sát của HĐND huyện, Phó Chủ tịch HĐND huyện Gia Lâm Nguyễn Khắc Định cho biết, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và xây dựng huyện thành quận; đến nay Gia Lâm có 7/20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, gồm Yên Viên, Phù Đổng, Bát Tràng, Dương Xá, Cổ Bi, Đình Xuyên, Đặng Xá, toàn huyện phấn đấu 13 xã còn lại sẽ hoàn thành vào năm 2023.

Với các tiêu chuẩn của quận, Gia Lâm đã đạt 26/27 tiêu chí, còn 1 tiêu chí cơ sở y tế cấp đô thị mới đạt 0,51 giường/1.000 dân (tiêu chuẩn là ≥ 2,4 giường/1000 dân). Với tiêu chí thành lập phường, các xã, thị trấn đạt và cơ bản đạt từ 11 đến 17 tiêu chí.

Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định cũng chỉ ra một số khó khăn vướng mắc, một số tiêu chí như: Giáo dục; giao thông, môi trường cần thời gian, nguồn lực đầu tư lớn. Một số tiêu chí theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành nên chưa có hướng dẫn cụ thể (như tiêu chí môi trường), gây khó khăn cho các địa phương khi triển khai thực hiện và đánh giá. Việc thực hiện một số tiêu chí trong xây dựng xã thành phường của một số đơn vị có quy mô dân số ít, quỹ đất hạn hẹp gặp khó khăn (thị trấn Yên Viên, xã Trung Mầu); một số xã có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao (Lệ Chi, Văn Đức). Việc phát triển nguồn thu, tự cân đối thu, chi ngân sách của các xã, thị trấn gặp khó khăn do một số xã phát triển và theo hướng công nghiệp, xây dựng, thương mại còn hạn chế (19/22 đơn vị chưa tự chủ được ngân sách).

Huyện Gia Lâm sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cụm công nghiệp - ảnh 2
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng báo cáo tại kỳ họp (ảnh Trung Nguyên)

Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội huyện 6 tháng đầu năm 2022, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng cho biết, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện ước tăng 10,35% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Ngành dịch vụ đạt 3.150,6 tỷ đồng; công nghiệp, xây dựng 3.837,8 tỷ đồng; nông nghiệp, thủy sản 583,6 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước 3.119,6 tỷ đồng, bằng 283,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Về công tác quản lý đất đai, đô thị và trật tự xây dựng, các ngành huyện và UBND các xã, thị trấn kiểm tra 659 công trình xây dựng và phát hiện, lập hồ sơ xử phạt hành chính 21 công trình vi phạm với số tiền 384 triệu đồng; khắc phục 2.523/2.701 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64-CP năm 1993 của Chính phủ; toàn huyện hoàn thành công tác thống kê đất đai, rà soát 5.786,6ha đất nông nghiệp (chiếm 49,6% tổng diện tích đất tự nhiên), 5.700,4ha đất phi nông nghiệp (48,9%); 177,4ha đất chưa sử dụng; rà soát quỹ đất để đầu tư vườn hoa, sân chơi, ao hồ phục vụ mục đích sinh hoạt cộng đồng, kết quả có 240 vị trí đủ điều kiện (gồm 16 vườn hoa, 104 sân chơi và 120 ao hồ với tổng diện tích 122,35ha)…

Trong 6 tháng cuối năm 2022, Gia Lâm sẽ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Phục hồi và phát triển kinh tế và kiểm soát dịch Covid-19; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Đình Xuyên, mở rộng cụm công nghiệp Phú Thị,…; tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, bảo vệ môi trường; tách các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra xa khu vực dân cư; mở rộng, hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải công nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư lấp đầy các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn.

Kỳ họp diễn ra từ 22 đến 23/6. Ngày mai (23/6), các Tổ đại biểu HĐND huyện Gia Lâm sẽ thảo luận tại tổ; tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, ý kiến thảo luận của các Tổ đại biểu HDNĐ; thông qua dự thảo các nghị quyết về hoạt động HĐND huyện 6 tháng cuối năm 2022; các dự thảo về đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án trên địa bàn huyện…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

Hà Nội hỗ trợ 65 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, việc hỗ trợ tỉnh Điện Biên đầu tư công trình trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ không những thể hiện tấm lòng của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội với đồng bào, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, mà còn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác của 2 tỉnh, Thành phố trong thời gian tới, nhằm phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của cả nước…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với trọng tâm thảo luận về kinh tế số

(PNTĐ) - Sáng nay 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.