HĐND TP Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 9:

Kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 12/9, HĐND TP Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 9 - kỳ họp chuyên đề để kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội  - ảnh 1
Quang cảnh kỳ họp (ảnh HĐND TP)

Tham dự Kỳ họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; các Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn.

Kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội  - ảnh 2
Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khai mạc kỳ họp thứ 9 (ảnh HĐND TP)

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, căn cứ các quy định của Luật và tình hình, yêu cầu thực tiễn của Thành phố; trên cơ sở thống nhất với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 9 để kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Kỳ họp này là kỳ họp chuyên đề, nhưng cũng là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng được xem xét, thông qua.

Năm nhóm vấn đề được Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn nêu, cụ thể:

Một là, HĐND Thành phố xem xét về Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn Thành phố và Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 08 năm 2016 của HĐND Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: “Đây là nội dung rất quan trọng, cấp thiết, có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền Thành phố”.

Nội dung này đã được HĐND Thành phố tập trung thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 - tháng 7/2022. Trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu các ý kiến của đại biểu HĐND Thành phố, UBND Thành phố đã tập trung hoàn thiện Đề án và dự thảo Nghị quyết để trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định tại kỳ họp này.

Nội dung này cũng đã được Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố cho ý kiến tại nhiều hội nghị và được Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức lấy ý kiến phản biện xã hội để đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực trên cơ sở thực hiện phân cấp hợp lý, rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thành phố.

Hai là, HĐND Thành phố xem xét nhóm vấn đề về kế hoạch đầu tư công của Thành phố.

Trong thời gian qua, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công của Thành phố. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tiến độ triển khai các công trình dự án còn chậm, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố còn thấp, đến ngày 22/8, mới đạt tỷ lệ giải ngân là 27,1% so với kế hoạch HĐND Thành phố giao.

Chủ tịch nêu rõ: "Tại Kỳ họp này, bên cạnh việc xem xét, quyết nghị về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022; Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025; định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2023 của Thành phố và Phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương một số dự án đầu tư công, đề nghị các vị đại biểu HĐND Thành phố tập trung phân tích, đánh giá, chỉ ra các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đồng thời bàn các giải pháp có tính đột phá để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, đặc biệt là giải quyết các "điểm nghẽn, ách tắc" trong giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố trong thời gian tới".

Kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội  - ảnh 3
Quang cảnh kỳ họp thứ 9 (ảnh HĐND TP)

Ba là, HĐND Thành phố sẽ xem xét quyết định về mức hỗ trợ, động viên đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng lĩnh vực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập trực thuộc Thành phố.

Theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, đây là nội dung quan trọng, cấp thiết và rất có ý nghĩa; thể hiện sự quan tâm của Thành phố trong việc ghi nhận những đóng góp, cố gắng, đồng thời hỗ trợ, động viên đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập của Thành phố yên tâm công tác, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của Nhân dân.

Bốn là, Nghị quyết về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 và cơ chế hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố.

Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, trong năm 2022 vừa qua, trong điều kiện chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, HĐND Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có Nghị quyết quy định về mức hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2021-2022.

Thực hiện Nghị định số 81 ngày 27/8/2021 của Chính phủ, các địa phương phải quy định mức học phí trong khung quy định.

Hiện nay, về cơ bản, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, kinh tế thành phố đang từng bước phục hồi và ổn định. Tuy nhiên, đời sống của Nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch. Nhằm giảm tác động do việc điều chỉnh học phí theo lộ trình của Chính phủ, với quan điểm đồng hành, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ giảm bớt gánh nặng tài chính đối với phụ huynh học sinh và để đảm bảo an sinh xã hội, Thành phố xây dựng phương án mức thu học phí năm học 2022-2023 giữ nguyên như năm học 2021-2022 (gồm cả phần Thành phố hỗ trợ 50% học phí).

Vì vậy, phần chênh lệch giữa mức thu thực tế so với mức học phí phải thực hiện theo lộ trình của Nghị định 81 sẽ do ngân sách Thành phố cấp bổ sung. Ngoài chính sách trên, Thành phố còn xây dựng cơ chế miễn học phí cho 02 nhóm là: trẻ em mầm non và học sinh phổ thông thuộc địa bàn các xã miền núi và một số đối tượng chính sách, khó khăn theo quy định.

Năm là, HĐND Thành phố xem xét, quyết định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền và xem xét điều chỉnh tổng biên chế, giao bổ sung biên chế giáo viên năm học 2022-2023 theo Quyết định số 72 ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị.

Kỳ họp thứ 9 HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI với những nội dung rất quan trọng. Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các vị đại biểu HĐND Thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thẳng thắn, chất lượng để quyết nghị các nội dung trình kỳ họp.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.