Lên tiếng tố cáo bạo lực không bao giờ là muộn

Chia sẻ

Hành trình đi tìm công lý của các nạn nhân bị bạo lực, nhất là phụ nữ, trẻ em, người yếu thế… không chỉ quan trọng với từng cá nhân mà còn có tác dụng giáo dục và cảnh tỉnh với cộng đồng, qua đó giúp cho rất nhiều người và cả quá trình phát triển xã hội.

Ngày 14/4, Mạng lưới Phòng ngừa và Ứng phó bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet ) đã tổ chức toạ đàm “Lên tiếng không bao giờ là quá muộn” với sự tham gia của nhà báo Trương Anh Ngọc; TS Hoàng Tú Anh - Chủ tịch GBVNet, Giám đốc Trung tâm CCIHP; Luật sư Nguyễn Huy Long; TS Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) và TS ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu.

Các diễn giả tham gia toạ đàmCác diễn giả tham gia toạ đàm

Toạ đàm được tổ chức trong bối cảnh gần đây có nhiều vụ việc các em gái, phụ nữ lên tiếng tố cáo bị quấy rối, xâm hại tình dục. Đa phần nạn nhân bị quấy rối, xâm hại tình dục trong một thời gian dài, phải trải qua các vấn đề về tâm lý, sau rất nhiều năm mới dám lên tiếng. Câu hỏi dư luận hay đặt ra là “Tại sao bây giờ nạn nhân mới lên tiếng?” “Sao lên tiếng muộn như vậy?” “Những vụ sau hàng chục năm nạn nhân mới lên tiếng có còn hiệu lực pháp lý”.

Nhiều nạn nhân e ngại không dám lên tiếng

Trước thực tế trên, nhà báo Trương Anh Ngọc cho biết: “Việc nạn nhân lên tiếng tố cáo tuy gợi cho chúng ta những cảm xúc buồn, tiếc và cả phẫn nộ, nhưng ở khía cạnh khác, đây cũng là chuyển biến tích cực và đáng mừng, bởi nạn nhân đã dũng cảm lên tiếng để những người rơi vào hoàn cảnh tương tự cũng lên tiếng, không im lặng nữa”. Theo nhà báo Trương Anh Ngọc,  đa phần nạn nhân im lặng là bởi họ e sợ: sợ bị đổ lỗi, trách cứ, sợ ảnh hưởng đến các mối quan hệ, sợ bị nhìn bằng một ánh mắt khác,… Việc bị bạo lực, xâm hại giống như một gánh nặng đè lên nạn nhân. Khi bị bạo lực xâm hại tình dục, họ giống như một người ốm, rũ rượi, thất vọng, và đang cần người đứng bên, trợ giúp, nhưng lại sợ bị những người khác lại vùi dập thêm”.

TS. Hoàng Tú Anh - Chủ tịch GBVNET cung cấp những con số biết nói khi trên 60% phụ nữ Việt Nam bị bạo lực gia đình, nhưng chỉ có hơn 50% nạn nhân chia sẻ với người khác và chỉ 10% tìm đến sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Đồng tình với quan điểm của nhà báo Trương Anh Ngọc, TS. Hoàng Tú Anh cho rằng, nạn nhân bạo lực gia đình sợ bị chỉ trích, đổ lỗi, e ngại việc tố cáo, tham gia vào quá trình tố tụng. Chúng ta hay dạy trẻ em gái, phụ nữ phải làm vợ, làm mẹ như thế nào, phải biết tự bảo vệ bản thân nhưng lại không dạy cho trẻ em nam, nam giới phải tôn trọng phụ nữ, cách để thể hiện tình yêu thương với phụ nữ. Đã đến lúc thay đổi, hãy dạy thế hệ trẻ em của chúng ta biết dù là giới tính nào cũng cần xử sự văn minh. 

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện LIGHT cho biết thêm: Thế hệ trẻ chính là những người tạo nên sự thay đổi. Dự án “Thành phố an toàn thân thiện cho em gái” do Plan International, Viện LIGHT và Viện MSD đang thực hiện thúc đẩy các mô hình Thủ lĩnh của sự thay đổi, khi cả các em trai và em gái có hiểu biết và lên tiếng về chấm dứt quấy rối, xâm hại em gái, giúp thành phố thân thiện, an toàn. Dù là giới tính nào cũng cần tham gia vào tiến trình này.

Đừng vội hỏi “Tại sao?”  với nạn nhân bạo lực 

Vì e ngại, nhiều nạn nhân bạo lực không dám lên tiếng tố cáoVì e ngại, nhiều nạn nhân bạo lực không dám lên tiếng tố cáo (Ảnh: minh hoạ)

Khi một cá nhân lên tiếng về việc họ đã trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục, điều mà họ sợ nhất là không được tin tưởng. Vì vậy, theo các chuyên gia, diễn giả tham gia toạ đàm, việc đầu tiên cần làm không phải là đặt câu hỏi nghi ngờ về tính chính xác hay khách quan của vụ việc, cũng không phải là đưa ra bình luận đúng - sai. Điều quan trọng nhất mà người lên tiếng mong đợi là sự đồng cảm với nỗi đau họ đã phải trải qua, là sự động viên, chia sẻ để họ không cảm thấy cô đơn, sợ hãi. Pháp luật sẽ có trách nhiệm đưa ra câu trả lời ai đúng, ai sai trong vụ việc. 

Từ kinh nghiệm của mình, nhà báo Trương Anh Ngọc chia sẻ: “Khi nạn nhân tin tưởng và tìm đến mình, trước tiên chúng ta đừng hỏi “Tại sao?”, đừng đóng vai quan tòa, hay công an, bởi ở thời điểm đó, nạn nhân tìm đến mình là để tìm sự hỗ trợ, sự bảo vệ, sự lắng nghe chứ không phải phán xét hay tố cáo. Điều duy nhất chúng ta nên nói là “Bạn không bao giờ một mình, sẽ luôn có những người đứng về phía bạn và tin tưởng bạn. Sau khi nạn nhân đã giảm bớt gánh nặng tâm lý thì mới nên thực hiện các bước hỗ trợ tiếp theo”.

Trong khi đó, theo TS. Hoàng Tú Anh, nỗi đau của nạn nhân bị bạo lực, xâm hại có thể kéo dài rất lâu, thậm chí là 10 năm hay 20 năm. Những câu hỏi “Tại sao” mang tính đổ lỗi rất nặng nề, có thể gợi lại những nỗi đau cho nạn nhân. Ngoài ra, các quy định pháp luật cũng vô tình củng cố thêm những định kiến đổ lỗi, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cần nắm vững và tuân thủ nguyên tắc đặt quyền lợi nạn nhân làm trọng tâm để tìm ra cách thức và phương pháp phù hợp hỗ trợ nạn nhân tố cáo, lên tiếng”

Lên tiếng không bao giờ là muộn

Ở góc độ luật pháp, Luật sư Nguyễn Huy Long khẳng định: Pháp luật Việt Nam có đầy đủ cơ sơ để xử phạt mọi hành vi quấy rối, xâm hại tình dục. Việc lên tiếng, tố giác cũng như thu thập bằng chứng cần được thực hiện sớm ngay khi hành vi xảy ra, các hành vi có thể cấu thành tội phạm hình sự hoặc xử lý trách nhiệm hành chính. Lên tiếng không bao giờ là muộn nhưng sớm sẽ tốt hơn. Việc có xử phạt, răn đe cũng tạo nên các minh chứng tốt để giáo dục cộng đồng, tăng niềm tin của các nạn nhân và mọi người vào sự nghiêm minh của pháp luật, tự tin hơn để lên tiếng. 

Đã từng là người trong cuộc, TS Thanh Lưu đưa ra lời khuyên: Không may trở thành nạn nhân, các bạn hãy lên tiếng dù ở bất kì phạm vi nào, có thể là tố giác, cũng có thể là chia sẻ với những người thân thiết để giải toả và tìm kiếm sự đồng cảm, an ủi. Điều quan trọng là hãy cố gắng gạt bỏ đi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực cản trở bạn đến với những điều tốt đẹp ở tương lai. Hãy tìm ra những điều tích cực, những niềm vui khác để cân bằng cuộc sống của mình.

Là đại điện cho các tổ chức nghiên cứu và can thiệp hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực giới, TS. Hoàng Tú Anh cũng khẳng định: Việc lên tiếng không bao giờ là muộn, GBVNET sẽ luôn nỗ lực để mang lại sự hỗ trợ nạn nhân về nhiều khía cạnh: bảo vệ khẩn cấp, nhà tạm lánh, hỗ trợ tâm lý, sức khoẻ thể chất và tinh thần cho nạn nhân và người thân, hỗ trợ pháp lý, truyền thông xã hội để tố giác hành vi sai trái. “Chúng tôi cũng mong muốn chủ đề giáo dục giới tính, giáo dục tư pháp này được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời hệ thống pháp luật cần đưa ra cơ chế hỗ trợ thiết thực cho nạn nhân để nạn nhân không còn e ngại việc tố giác” - TS. Hoàng Tú Anh kiến nghị. 

TS. Nguyễn Thu Giang nhấn mạnh: Lên tiếng có thể có nhiều hình thái khác nhau, dù ở hình thái nào, việc lên tiếng không bao giờ là vô ích, vô nghĩa. Tất cả chúng ta đều hướng đến mục tiêu xã hội không có ai là nạn nhân của bạo lực, vì vậy sự lên tiếng của bạn sẽ góp phần mang đến những điều tốt đẹp hơn. Trong thời gian sắp tới, GBVNet sẽ tiếp tục chuỗi các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về phòng chống tiến tới chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt với trẻ em và phụ nữ.

 Bài và ảnh: HẠNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Công bố các quyết định về công tác cán bộ của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Hà Nội: Công bố các quyết định về công tác cán bộ của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 7/7, Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội. Dự Lễ công bố có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương; Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Phạm Thị Thanh Mai; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền…
Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hà Nội: Các phường, xã nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

(PNTĐ) - Những ngày này, cùng với cả nước, 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau thời gian chạy thử nghiệm. Theo ghi nhận, các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công tại các xã, phường Hà Nội nhanh chóng bắt nhịp ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(PNTĐ) - Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo tại Đại hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

(PNTĐ) - Chiều ngày 2/7, tại Trụ sở phường Đống Đa, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri 11 phường (Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ, Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy, Bạch Mai), báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.